5 thuốc trị hen suyễn tốt nhất năm 2020

0
910
5/5 - (1 bình chọn)

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính khá phổ biến với khoảng 235 triệu người mắc trên toàn thế giới. Để điều trị, kiểm soát các cơn hen, bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với các chất kích ứng, sử dụng các thuốc trị hen suyễn cũng là bước vô cùng quan trọng.

Vậy những loại thuốc trị hen suyễn nào tốt nhất, hiệu quả nhanh chóng hiện nay? Hãy cùng mình chia sẻ về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Bệnh hen suyễn là gì?

  • Hen suyễn là một căn bệnh về đường hô hấp mãn tính. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc ở ống phế quản sẽ sưng lên, gây viêm nhiễm và khiến người bệnh dễ bị kích ứng.
  • Điều này làm các đường dẫn khí bị thu hẹp lại, từ đó làm giảm lượng khí lưu thông trong phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở,…

Đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn

  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
  • Người bị dị ứng
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh hen suyễn
  • Người làm việc nhiều trong môi trường khói bụi, hóa chất như công nhân xây dựng, khai khoáng, giáo viên,…

Biểu hiện của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn có nhiều biểu hiện đa dạng. Các biểu hiện phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Ho nhiều, đặc biệt vào ban đêm
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau thắt ngực
  • Hơi thở nhanh, gấp gáp

Những tác hại của bệnh hen suyễn

Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên với nhiều cơn ho dai dẳng, nhất là về đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.

Có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng

Mặc dù hen suyễn có tỉ lệ tử vong tương đối thấp. Nhưng không vì thế mà người bệnh chủ quan bởi khi lên cơn hen suyễn, nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời có thể gây tử vong hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, tổn thương não, tràn khí màng phổi,…

Gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Hen suyễn có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai trong tuần thứ 26-36 của thai kỳ. Hen suyễn dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu như xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh non,…

Thuốc trị hen suyễn có mấy loại?

Nhằm điều trị hen suyễn, giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của suyễn, rất nhiều loại thuốc điều trị đã ra đời. Tuy nhiên, tựu chung lại, có thể phân loại thuốc trị hen suyễn thành các dạng dưới đây:

  • Thuốc cắt cơn hen: Đây là loại thuốc được sử dụng để giãn đường khí quản với tác dụng nhanh. Sản phẩm dược dùng khi lên cơn hen.
  • Thuốc dự phòng hen: Là loại thuốc dùng dài hạn để điều trị bệnh hen. Nếu dùng đầy đủ, đều đặn, sản phẩm sẽ làm giảm co thắt phế quản. Để điều trị hen suyễn hiệu quả, cần sử dụng kết hợp 2 loại thuốc này theo hướng dẫn và chỉ định của y bác sĩ.

Các loại thuốc cắt cơn hen suyễn tốt nhất hiện nay

1. Thuốc cắt cơn hen Ventolin Inhaler

  • Đây là sản phẩm được sản xuất bởi Glaxo Wellcome S.A., có nguồn gốc từ Tây Ban Nha.
  • Thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giúp người bệnh nhanh chóng cắt cơn hen, giảm các triệu chứng khó chịu. Sản phẩm được sử dụng để trị hen suyễn cấp tính, hoặc để phòng ngừa co thắt phế quản do gắng sức. Do ít ảnh hưởng đến tim mạch, nên sản phẩm có thể được sử dụng cho người bị bệnh tim, huyết áp cao.
  • Thành phần: mỗi lần xịt cung cấp 100 mcg salbutamol (dạng sulfate)
  • Cách dùng: Dùng để giảm co thắt phế quản cấp: Người lớn dùng 1-2 liều xịt, trẻ em dùng 1 liều xịt.
  • Dùng để phòng ngừa co thắt phế quản do gắng sức hoặc dị nguyên: Người lớn 2 liều xịt, trẻ em 1 liều xịt
  • Giá bán: 90.000đ/sản phẩm

2. Thuốc cắt cơn hen Asthalin

  • Asthalin là sản phẩm thuốc trị hen suyễn dạng xịt được sản xuất bởi Cilag., Ltd, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
  • Sản phẩm chứa Salbutamol, có tác dụng cắt cơn co thắt phế quản, hiệu quả vô cùng nhanh chóng. Nó điều trị các cơn hen, co thắt phế quản do gắng sức khá tốt. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị các cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn và bệnh giãn phế nang.
  • Thành phần: 100mcg Salbutamol/liều
  • Cách dùng: Dùng để giảm co thắt phế quản cấp: Người lớn dùng 1-2 liều xịt, trẻ em dùng 1 liều xịt.
  • Dùng để phòng ngừa co thắt phế quản do gắng sức hoặc dị nguyên: Người lớn 2 liều xịt, trẻ em 1 liều xịt.
  • Giá bán: 75.000đ/sản phẩm.

Các loại thuốc dự phòng hen suyễn tốt nhất hiện nay

3. Thuốc dự phòng hen Seretide

  • Đây là loại thuốc dự phòng hen của thương hiệu Seretide.
  • Sản phẩm được chứng minh là có khả năng chống viêm, có tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, từ đó giảm tỷ lệ tử vong do hen, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều trị sớm bằng thuốc trị hen suyễn Seretide sẽ giúp phục hồi chức năng phổi ở những người bị hen dai dẳng. Do chỉ là thuốc dự phòng nên sản phẩm không dùng để cắt các cơn hen cấp tính.
  • Thành phần: Salmeterol, Fluticasone Propionat
  • Cách dùng: Xịt 2 cái/2 lần/ngày. Không dùng sản phẩm cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Giá bán: 310.000đ/sản phẩm.

4. Thuốc dự phòng hen Symbicort Tubuhaler

  • Một sản phẩm thuốc dự phòng hen suyễn khác cũng được sử dụng phổ biến phải kể đến Symbicort Tubuhaler.
  • Thuốc Symbicort Tubuhaler chứa Budesonide và Formoterol. Budesonide là một Corticoid có tác dụng giảm viêm. Trong khi đó, Formoterol là một thuốc giãn phế quản, giãn cơ trơn đường hô hấp, giúp cải thiện hô hấp. Chính vì thế, sản phẩm được sử dụng để ngừa co thắt phế quản ở người bị bệnh hen suyễn, hoặc người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.
  • Thành phần: Budesonide và Formoterol
  • Cách dùng: Đối với người trên 18 tuổi: 1-2 hít/lần x 2 lần/ngày. Tối đa 4 lần hít/lần x 2 lần/ngày
  • Đối với người từ 12-17 tuổi: 1-2 hít/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ em lớn hơn 6 tuổi: 1-2 hít/lần x 2 lần/ngày
  • Giá bán: 530.000đ/sản phẩm 120 liều xịt

5. Thuốc dự phòng hen Singulair

  • Đây là sản phẩm thuốc trị hen suyễn dạng uống, được sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme LTD, có nguồn gốc từ Anh quốc.
  • Sản phẩm được sử dụng để dự phòng và điều trị bệnh hen mãn tính, bao gồm hen ban ngày và ban đêm, hen nhạy cảm với aspirin, dự phòng cơn thắt phế quản do gắng sức. Nó cũng có tác dụng trong việc giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên, viêm mũi dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Thành phần: Montelukast Na
  • Cách dùng: Dùng để điều trị hen và/hoặc viêm mũi dị ứng
  • Người lớn, từ 15 tuổi trở lên: mỗi ngày một viên 10mg.
  • Trẻ em 6 – 14 năm tuổi: mỗi ngày một viên nhai 5mg.
  • Trẻ em 2 – 5 năm tuổi: mỗi ngày một viên nhai 4mg hoặc 1 gói 4mg cốm hạt để uống.
  • Trẻ em từ 6 tháng tới 2 năm tuổi: mỗi ngày một gói 4mg cốm hạt để uống.
  • Giá bán: 400.000đ/hộp 14 viên

Điều trị hen suyễn với các bài thuốc dân gian

Bên cạnh những loại thuốc trị hen suyễn nói trên, trong dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc từ các thảo dược tự nhiên, cũng có tác dụng điều trị hen suyễn khá hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị hen suyễn sau:

1. Dùng hạt tía tô

Hạt tía tô có thể điều trị hen suyễn ở cả 3 thể: phong hàn, phong nhiệt và phong đàm. Dùng 8-10g hạt tía tô kết hợp cùng 8-10g bán hạ, 10-12g sài đất, 10-12g hạt ý dĩ, sắc cùng 750ml nước. Khi còn khoảng 200ml, chia thành 2 phần, uống trước bữa ăn.

2. Dùng lá trầu không

  • Lá trầu không từ lâu được lưu truyền trong dân gian với tác dụng trị bệnh hen suyễn khá hiệu quả. Lá trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn tốt, do đó hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh.
  • Dùng 7-8 lá đã rửa sạch, để ráo nước, sau đó xay nhuyễn với khoảng 5 lát gừng tươi. Cho hỗn hợp đã xay vào bát nước sôi, để ngâm trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó khuấy đều và lọc lại lấy nước uống. Ngày dùng 1 lần, sau bữa ăn 30 phút. Dùng liên tục trong vòng 1 tuần rồi dừng lại. 1 tháng sau, tiếp tục dùng để điều trị hiệu quả.

3. Dùng rau diếp cá

Bên cạnh hạt tía tô, lá trầu không thì rau diếp cá cũng là một bài thuốc trị hen suyễn được sử dụng khá thường xuyên. Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Xay nhuyễn hoặc giã rau diếp cá, sau đó lọc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần, duy trì liên tục trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy bệnh hen suyễn cải thiện rõ rệt.

Một số lưu ý để quá trình điều trị hen suyễn trở nên nhanh chóng, hiệu quả

Để quá trình điều trị hen suyễn trở nên nhanh chóng hiệu quả, bên cạnh sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Tuân thủ quá trình điều trị nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tránh các tác nhân gây hen suyễn (chẳng hạn như lông vật nuôi, phấn hoa,…)
  • Đeo khẩu trang đầy đủ khi đi ra đường
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng (chẳng hạn như tôm, cua, bia rượu,…_
  • Giữ cho môi trường sống trong nhà luôn sạch sẽ
  • Tập thể dục thể thao hợp lý và đều đặn
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi

Hi vọng với những thông tin được trình bày ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại thuốc trị hen suyễn, từ đó điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng.

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các loại thuốc chỉ có tác dụng phòng ngừa và cắt cơn hen suyễn cho người bệnh. Người dùng cần chú ý vệ sinh đường mũi, họng, đeo khẩu trang đầy đủ khi đi ra đường. Khi dùng thuốc, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của y bác sĩ cũng như liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Nguồn tham khảo

Thuốc Salbutamol cập nhật ngày 04/02/2021: https://www.medicines.org.uk/emc/product/5857/smpc

Thuốc Salbutamol cập nhật ngày 04/02/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Salbutamol

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here