Cerebrolysin: Thuốc dinh dưỡng thần kinh

0
235
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Cerebrolysin có tác dụng điều trị, duy trì và bảo vệ các loại tế bào thần kinh như thế nào? Công dụng, chỉ định, tác dụng phụ thuốc Cerebrolysin cùng Healthy ung thư tìm hiểu ngay nào.

Thông tin cơ bản về thuốc Cerebrolysin

  • Tên biệt dược thường dùng: Cerebrolysin
  • Nhóm thuốc thuộc: Dinh dưỡng thần kinh bao gồm các acid amin và peptide
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Các thành phần thuốc chính bao gồm: acid amin và peptide từ não lợn chiếm khoảng 15% trọng lượng khô của thuốc các peptide và 85% còn lại là các acid amin. Mỗi một ml thuốc Cerebrolysin có chứa 212,2 mg tinh chất peptide từ não của lợn.

Cerebrolysin là thuốc gì?

  • Cerebrolysin là một loại thuốc thuộc nhóm dinh dưỡng thần kinh, bảo vệ và duy trì sự tồn tại tế bào thần kinh.
  • Cerebrolysin bao gồm các axit amin và peptide có hoạt tính sinh học cao, tác động lên não theo nhiều cơ chế khác nhau nhằm tăng cường và cải thiện chuyển hóa của các tế bào thần kinh, do đó ngăn chặn được hiện tượng nhiễm acid lactic trong thiếu oxy não hoặc thiếu máu não.
  • Thuốc Cerebrolysin được bào chế theo dạng dung dịch tiêm truyền hoặc thuốc tiêm với liều lượng là 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10ml và 20 ml.
Cerebrolysin - Thuốc dinh dưỡng thần kinh (2)
Cerebrolysin – Thuốc dinh dưỡng thần kinh (2)

Tác dụng của thuốc Cerebrolysin

Với thành phần là các peptit và acid amin có hoạt tính sinh học cao, thuốc tác động lên não với những cơ chế khác nhau, tạo nên các tác dụng như:

  • Tăng cường oxy lên não, cải thiện quá trình chuyển hóa của tế bào thần kinh, ngăn chặn tình trạng nhiễm acid lactic trong tình trạng thiếu máu lên não.
  • Cải thiện hành vi và khả năng học tập, tập trung thông qua điều chỉnh sự dẫn truyền synap thần kinh.
  • Có hiệu quả dinh dưỡng thần kinh giống như NGF, mang đến các tác dụng như: bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương do nhiễm toan, thiếu oxy, thiếu máu, tăng cường khả năng biệt hóa của các tế bào thần kinh.

Thuốc Cerebrolysin sử dụng cho các đối tượng nào

Cerebrolysin được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp bị tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết máu não.
  • Trường hợp bị mắc bệnh Alzheimer.
  • Trường hợp bị chứng đột quỵ.
  • Trường hợp bị chấn thương sọ não.

Chống chỉ định của thuốc Cerebrolysin

Không sử dụng Cerebrolysin trong những trường hợp sau đây:

  • Người quá mẫn, dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
  • Người suy thận nặng.
  • Người động kinh, động kinh cơn lớn, động kinh có tần suất xuất hiện các cơn động kinh lớn.

Liều lượng, cách sử dụng thuốc Cerebrolysin

Cần sử dụng Cerebrolysin theo đúng chỉ định và dưới sự tư vấn, kiểm soát của bác sĩ. Liều dùng có thể tham khảo theo khuyến cáo dưới đây.

Liều dùng cho người lớn

  • Các chứng sa sút trí tuệ: Thông thường 5-10mL/ ngày.
  • Đột quỵ và chấn thương sọ não pha cấp: 30mL/ngày.
  • Đột quỵ và chấn thương sọ não giai đoạn phục hồi chức năng: 10mL/ ngày.
  • Sau các phẫu thuật thần kinh: Liều duy trì 10mL/ ngày.

Liều dùng cho trẻ em

  • Thông thường sử dụng 0.1-0.2mL/kg cân nặng/ngày.

Cách dùng

  • Thuốc sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp cần truyền tĩnh mạch, có thể pha thuốc vào 100mL dung dịch tiêm truyền đẳng trương (NaCl 0.9% hoặc Glucose 5%), truyền trong 20-60 phút.
  • Không pha thuốc với các dung dịch tiêm truyền có chứa acid amin. Không sử dụng đồng thời với các thuốc IMAO.
  • Thuốc có khả năng đi qua hàng rào máu não khoảng 8h sau khi tiêm. Do đó, có thể sử dụng thuốc 1 lần/ngày.

Thời gian điều trị bằng Cerebrolysin

  • Thời gian điều trị bằng Cerebrolysin thông thường là 4 tuần cho một liệu trình. Tùy thuộc vào đáp ứng điều trị của bệnh nhân mà có thể tiêm nhắc lại sau khi ngừng thuốc 6 tháng.
  • Tuy nhiên, thời gian điều trị và liều lượng thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Điều này đòi hỏi việc sử dụng thuốc phải có sự chỉ định cũng như giám sát của bác sĩ.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, không nên ngừng sử dụng Cerebrolysin đột ngột mà phải giảm liều từ từ bằng cách giảm số lần tiêm trong ngày, sau đó 2 ngày tiêm 1 lần trong vòng 4 tuần.
Cerebrolysin - Thuốc dinh dưỡng thần kinh (3)
Cerebrolysin – Thuốc dinh dưỡng thần kinh (3)

Trong trường hợp khẩn cấp, quá liều, quên liều

  • Nếu như bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp hoặc không may đã sử dụng thuốc quá liều lượng thì cần lập tức mang bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời
  • Nếu bạn chót quên liều thì nên bổ sung thuốc càng sớm càng tốt, nhưng nếu như đã gần tới thời điểm dùng liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua liều cũ và tiếp tục với liệu pháp điều trị của mình, tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Tác dụng phụ của thuốc Cerebrolysin

Nhìn chung, thuốc dung nạp khá tốt và tương đối an toàn đối với cơ thể. Trong các nghiên cứu về Cerebrolysin cho thấy, không có bất kỳ độc tính cấp hoặc mạn tính, các biến đổi về gen hay các ảnh hưởng lên khả năng sinh sản khi sử dụng Cerebrolysin, kể cả dùng ở liều cao.

Trong trường hợp tiêm quá nhanh, có thể gây ra cảm giác nóng. Tuy nhiên, những phản ứng phụ của thuốc có thể xuất hiện nhưng rất hiếm gặp và thường không gây ra bất kể nguy hiểm nào cho cơ thể. Các phản ứng này có thể kể đến:

  • Ớn lạnh hoặc cảm giác nóng, đổ mồ hôi.
  • Đau đầu.
  • Thân nhiệt tăng nhẹ.
  • Các biểu hiện giống như trầm cảm.
  • Rối loạn tiêu hóa thông thường.
  • Mệt mỏi, tay chân run, đánh trống ngực.

Cần báo ngay cho bác sĩ khi gặp các biểu hiện nghi ngờ do tác dụng phụ trong khi sử dụng thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc Cerebrolysin khi nào?

  • Không dùng thuốc Cerebrolysin nếu có biểu hiện dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh cũng dị ứng với các loại thuốc khác, các loại thuốc nhuộm, chất bảo quản…cần xin chỉ định của bác sĩ.
  • Đặc biệt chú ý khi dùng cho trẻ nhỏ hay người cao tuổi
  • Trường hợp phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nên xin chỉ định của bác sĩ, mặc dù các nghiên cứu cho thấy thuốc không gây ra tình trạng quái thai hay gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
  • Thuốc không nên sử dụng chung với các thuốc IMAO hoặc thuốc chống trầm cảm vì sẽ gây tích lũy Cerebrolysin. Do vậy cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng để có các điều chỉnh phù hợp.
  • Khi sử dụng chung với các acid amin khác có thể làm thay đổi tác dụng của chúng hoặc chính bản thân thuốc. Do đó cần phải dùng cách xa nhau.

Tương tác thuốc

  • Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Cerebrolysin với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng tới sinh khả dụng, khả năng hấp thu phân bố, tốc độ chuyển hóa của thuốc như:
  • Thuốc điều trị trầm cảm: Fluoxetine, Paroxetin, Sertraline, Citalopram, Escitalopram
  • Thuốc IMAO: Phenezin, Isocarboxazid, Tranylcypromin, Moclobemid, RIMA.
  • Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn,…Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.

Dược lực học

Hiệu quả của Cerebrolysin được chứng minh qua một số thử nghiệm trên súc vật và trên lâm sàng. Cerebrolysin có bản chất là petid não có tác dụng dinh dưỡng thần kinh rất đặc hiệu, tác động lên não và hệ thần kinh trung ương theo nhiều cơ chế. Cơ chế tác động đa năng của Cerebrolysin được giải thích như sau:

  • Tăng cường và cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, do đó ngăn chặn được hiện tượng nhiễm acid lactic trong thiếu ôxy não hoặc thiếu máu não.
  • Điều chỉnh lại dẫn truyền synap thần kinh, từ đó cải thiện được hành vi và khả năng học tập.
  • Có hiệu quả dinh dưỡng thần kinh độc đáo, bao gồm tăng biệt hóa tế bào thần kinh, đảm bảo chức năng thần kinh và bảo vệ tế bào não khỏi các tổn thương do thiếu máu và nhiễm độc gây lên.
  • Thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát thấy Cerebrolysin cải thiện được tri thức và tâm trạng của người bệnh Alzheimer, bởi vậy làm giảm số bệnh nhân cần chăm sóc.
  • Một thử nghiệm lâm sàng khác trên những người bệnh bị sa sút trí tuệ do bệnh mạch não cho thấy sự cải thiện về trí nhớ ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng Cerebrolysin. 
  • Một nghiên cứu khác trên bệnh nhân bị mắc bệnh thần kinh khác nhau đã xác nhận hiệu quả của Cerebrolysin qua việc dùng 11 thử nghiệm tâm lý khác nhau để phân tích. Người bệnh bị đột quị hoặc chấn thương sọ não được điều trị bằng Cerebrolysin cũng dẫn đến tăng nhanh quá trình hồi phục. 

Dược động học

  • Cerebrolysin vượt qua được hàng rào máu não. 8 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch Cerebrolysin, hoạt tính dinh dưỡng thần kinh có thể được phát hiện trong huyết thanh người, chứng tỏ hiệu quả kéo dài, ngay chỉ sau một lần dùng duy nhất.
Cerebrolysin - Thuốc dinh dưỡng thần kinh (4)
Cerebrolysin – Thuốc dinh dưỡng thần kinh (4)

Phụ nữ có thai và đang cho con bú có thể sử dụng Cerebrolysin được không?

Đây là đối tượng khá nhạy cảm khi sử dụng thuốc. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc gây ra độc tính và các phản ứng bất lợi khi sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, trừ trường hợp khẩn cấp, không nên sử dụng Cerebrolysin cho các đối tượng này.

Bảo quản thuốc

  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ khoảng 30 độ C. Không để sản phẩm ở nơi ẩm ướt, trẻ em có thể với được, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Thuốc bào chế dạng dung dịch tiêm nên cần quan sát xem thuốc có bị vẩn đục, đổi màu hay không trước khi dùng sản phẩm, vì dạng tiêm thuốc vào máu nhanh nhất nên sử dụng thuốc cần cẩn thận và kỹ lưỡng.

Nguồn: Healthy ung thư

Bác sĩ Võ Lan Phương

Nguồn tham khảo:

Thuốc Cerebrolysin cập nhật ngày 27/10/2020:

https://en.wikipedia.org/wiki/Cerebrolysin

Thuốc Cerebrolysin cập nhật ngày 27/10/2020:

https://www.cerebrolysin.com/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here