Mixtard – Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

0
396
5/5 - (1 bình chọn)

Mixtard 30 là thuốc gì? Thuốc Mixtard 30 mua ở đâu, giá bao nhiêu? Có tác dụng phụ gì không?…Bài viết này, Alothuoctay.com xin giới thiệu tới các bạn những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Thuốc Mixtard 30.

Thông tin cơ bản thuốc Mixtard

  • Tên thuốc: Mixtard
  • Phân nhóm: thuốc hocmon, nội tiết tố
  • Nhóm thuốc: Thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị đái tháo đường
  • Thành phần: Thuốc có chứa các thành phần chính bao gồm: Insulin human
  • Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng dung dịch
  • Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 5 bút tiêm bơm sẵn thuốc có dung tích 3ml

Mixtard 30 là thuốc gì?

Mixtard là một loại thuốc chứa hoạt chất insulin. Loại thuốc này nhằm giúp bệnh nhân ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Mixtard chứa cả insulin tác dụng nhanh (hòa tan) và insulin tác dụng dài (isophane).

Dạng bào chế và hàm lượng

Mixtard được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm, thuốc có nhiều hàm lượng:

  • Mixtard 30: insulin 30% và insunlin isophane 70%
  • Mixtard 40: insulin 40% và insunlin isophane 60%
  • Mixtard 50: insulin 50% và insunlin isophane 50%

Công dụng – chỉ định thuốc Mixtard

Thuốc Mixtard 30 được sử dụng trong các trường hợp:

  • Ðái tháo đường phụ thuộc insulin, tuýp 1 (điều trị thay thế): Ðái tháo đường khởi đầu tuổi thiếu niên, đái tháo đường do nhiễm ceton.
  • Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin tuýp 2 (điều trị bổ sung): Khi nhiễm toan máu, hôn mê do đái tháo đường, khi bị nhiễm khuẩn nặng, sau phẫu thuật lớn.
  • Cấp cứu tăng đường huyết trong: Ðái tháo đường do nhiễm acid cetonic; hôn mê do tăng đường huyết, tăng thẩm thấu nhưng không nhiễm ceton trong máu.
  • Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở người bệnh dung nạp kém glucose.
  • Người bệnh bị bệnh võng mạc tiến triển nguyên nhân do đái tháo đường gây ra.

Chống chỉ định

Mixtard chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người có lượng đường trong máu thấp
  • Kali huyết thấp/giảm
  • Suy thận và các vấn đề về thận
  • Người dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong thuốc

Các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Mixtard. Do đó bạn nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

Cách dùng – liều dùng thuốc Mixtard

Liều dùng của thuốc

  • Tiêm dưới da (SC): bắt đầu tác động trong vòng 30 phút, tối đa 2-8 giờ, kéo dài 24 giờ, 1-2 lần/ngày.
  • Liều lượng xác định theo nhu cầu của bệnh nhân.
  • Nhu cầu insulin thường từ 0.3-1.0 IU/kg/ngày (có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin (tuổi dậy thì, do béo phì) và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được insulin nội sinh thặng dư).
  • Nên có bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm.

Chỉnh liều nếu gặp trường hợp bệnh nhân:

  • Nhiễm trùng và sốt.
  • Bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc bệnh ảnh hưởng tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc tuyến giáp.
  • Thay đổi hoạt động thể lực hay chế độ ăn.
  • Chuyển từ chế phẩm insulin sang một loại khác.
  • Phụ nữ cho con bú

Cách dùng thuốc hiệu quả

  • Thuốc được bào chế dạng hỗn dịch tiêm, nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch.
  • Mỗi bút tiêm chỉ sử dụng một lần, phần dùng chưa hết phải huỷ bỏ và không được dùng tiếp trong lần sau.

Nên làm gì nếu quá liều?

Trong các trường hợp sử dụng thuốc Mixtard 30 quá liều hay uống quá nhiều so với liều được chỉ định phải cấp cứu, người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Bổ sung liều nếu quá giờ sử dụng thuốc từ 1 – 2h. Tuy nhiên, nếu gần so với liều tiếp theo, bạn nên uống liều tiếp theo vào thời điểm được chỉ định mà không cần gấp đôi liều mà bác sỹ hướng dẫn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Mixtard 30

  • Do nguy cơ hạ đường huyết do tiêm quá nhiều insulin, người dùng không ăn hay vận động nhiều.
  • Vì thuốc có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến thần kinh nên người dùng cần thận trọng, đánh giá trạng thái cơ thể trước khi lái xe hay vận hành máy móc.
  • Người bệnh không tự thực hiện thao tác tiêm mà cần được các nhân viên y tế thực hiện để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Không sử dụng dịch truyền khi dịch truyền không còn trong suốt hoặc nắp chai có dấu hiệu bị hư, han gỉ.
  • Phải sử dụng bộ dây truyền dịch chuyên dụng và vô trùng.

Nên ngưng thuốc khi nào?

Nếu bạn điều trị nội trú, bạn sẽ được chuyên viên y tế kiểm soát hàm lượng đường và các chỉ số trong cơ thể một cách chặt chẽ. Ngược lại, nếu điều trị tại nhà, bạn nên chú ý các biểu hiện của cơ thể để kịp thời ngưng thuốc.

Bạn nên ngưng dùng Mixtard trong các trường hợp sau:

  • Lượng đường trong máu tăng hoặc giảm bất thường
  • Xuất hiện phản ứng quá mẫn
  • Tác dụng phụ kéo dài và trầm trọng

Tác dụng không mong muốn

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp như: Hạ đường huyết, nhưng triệu chứng này thường tiến triển ngầm và rất khó phát hiện.
  • Bệnh nhân có thể gặp các phản ứng tại chỗ: nổi mề đay, phát ban, phản ứng phù tại chỗ tiêm hoặc các bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Các triệu chứng hiếm gặp như: sốc phản vệ, rối loạn khúc xạ. Khi gặp các triệu chứng này, cần sơ cứu tại chỗ và đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để xử lý kịp thời.

Tương tác thuốc của Mixtard 30

Không sử dụng kết hợp với các thuốc:

  • Thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết khác, các thuốc ức chế monoamin oxydase, octreotid, các thuốc ức chế men chuyển (captopril), guanethidin, mebendazol, oxytetracyclin.
  • Các thuốc có thể làm tăng nhu cầu về insulin: Adrenalin, clorpromazin, thuốc tránh thai, các thuốc lợi niệu nhóm thiazid, hocmon giáp, salbutamol, terbutalin, corticoid.
  • Không sử dụng các chất có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin: Rượu, các thuốc ức chế beta, cyclophosphamid, isoniazid.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú

  • Không có sự hạn chế về việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trong thời kỳ mang thai vì insulin không qua hàng rào nhau thai. Sự kiểm soát tích cực khi điều trị những phụ nữ có thai bị đái tháo đường được khuyến khích trong suốt quá trình mang thai và khi dự định có thai.
  • Nhu cầu về insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ tăng dần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở lại mức độ như trước khi có thai.
  • Không có sự hạn chế về việc điều trị bệnh đái tháo đường bằng insulin trong thời gian cho con bú vì insulin điều trị cho bà mẹ đang nuôi con không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, liều insulin có thể cần giảm đi.

Những người lái xe và vận hành máy móc

Khi lái xe và vận hành máy móc có thể gây ra nguy hiểm. Vì ảnh hưởng tới khả năng tập trung và phản ứng do hậu quả của hạ huyết áp. Bệnh nhân cần được thông báo về các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa tác dụng không mong muốn này. Khuyến cáo cần chú ý lái xe trong thời gian tác dụng của thuốc.  

Ưu và nhược điểm thuốc Mixtard 30

Ưu điểm

  • Dùng được cho mọi đối tượng.
  • Điều trị cho cả 2 type của bệnh đái tháo đường.
  • Đảm bảo tác dụng nhanh và duy trì trong nhiều giờ sau khi sử dụng.

Nhược điểm

  • Nhiều tương tác xảy ra khi dùng phối hợp thuốc.
  • Yêu cầu kỹ thuật khi tiêm.
  • Giá thành cao.

Bảo quản

  • Bảo quản trong tủ lạnh (2 ° C – 8 ° C). Không bảo quản trong hoặc quá gần phần tủ đông hoặc bộ phận làm mát.
  • Trong quá trình sử dụng: Lọ: không để tủ lạnh. Không lưu trữ trên 25 ° C PenFill: không làm lạnh. Không lưu trữ trên 300C.
  • Giữ lọ / hộp thuốc Mixtard trong vỏ hộp bên ngoài để tránh ánh sáng. Bảo vệ khỏi nhiệt độ quá cao và ánh sáng mặt trời.

Thuốc Mixtard 30 mua ở đâu?

Tham khảo địa chỉ mua thuốc Mixtard 30 (Insulin) điều trị bệnh tiểu đường tại đây: https://thuocdactri247.com/thuoc-thong-dung/benh-tieu-duong/thuoc-mixtard/

Thuốc Mixtard 30 giá bao nhiêu?

Giá thuốc Mixtard 30: Liên hệ 0896976815

Nguồn tham khảo: https://healthyungthu.com/san-pham/thuoc-mixtard-30-flexpen-gia-bao-nhieu/

Tuyên bố từ chối trách nhiệm:

Nội dung của Alothuoctay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Mixtard 30 và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng tìm lời khuyên của bác sĩ hoặc nhà cung cấp y tế đủ điều kiện khác với bất kỳ câu hỏi nào có liên quan đến tình trạng y tế của bạn. Đừng bỏ qua lời khuyên y tế chuyên nghiệp hoặc trì hoãn tìm kiếm nó vì những gì bạn đã đọc trên trang web này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here