
Những thông tin cần biết thuốc Acetylcystein như: giá bán, hướng dẫn công dụng, liều dùng, tác dụng phụ… nhằm giải đáp những câu hỏi thường gặp: Acetylcystein là thuốc gì? Thuốc Acetylcystein có tác dụng chữa bệnh gì? Liều lượng dùng Acetylcystein như thế nào?…. Bạn có thể đọc nó, những trang hướng dẫn bên dưới.
Một số thông tin chính của thuốc Acetylcystein 200mg
- Nhóm thuốc: Thuốc chữa bệnh đường hô hấp
- Dạng bào chế: Thuốc dạng cốm
- Quy cách đóng gói: Hộp x 30 gói
- Thành phần chính: Acetylcysteine và các tá dược vừa đủ
- Hàm lượng: 200mg
- Xuất xứ: Việt Nam
- Công ty sản xuất: Imexpharm
- Mã sản phẩm: 00018459
- Số đăng ký sản phẩm: VD-1622-06
Công dụng của thuốc Acetylcystein
- Trong y học hiện đại thuốc Acetylcystein được sử dụng như thuốc giải độc cho bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol. Ngoài ra Acetylcystein còn có công dụng điều trị tiết dịch đàm ở phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi như viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi, khí phế thũng mãn tính.
- Thuốc Acetylcystein thuộc nhóm thuốc long đờm nên chúng giúp làm loãng các chất nhầy, giúp chúng dễ dàng di chuyển và bị đào thải ra khỏi cơ thể.
- Acetylcystein được sử dụng cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường hô hấp như có đờm nhày quánh ở người bị viêm phế quản mạn, cấp, thuốc sẽ hỗ trợ điều trị tích cực để giải đờm.
- Với khả năng làm tiêu các chất nhày, giảm độ quánh của đờm sẽ giúp bệnh nhân tống đờm ra ngoài bằng các phản xạ ho, khạc hoặc dẫn lưu tư thế, cơ học…
Thuốc Acetylcystein có các dạng bào chế và hàm lượng nào?
Thông thường, thuốc Acetylcysteine được bào chế dưới dạng gói, hàm lượng 200mg/gói. Ngoài ra, thuốc có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang, dạng thuốc uống có hàm lượng: Acetylcysteine 100mg, Acetylcysteine 200mg.
- Dạng bột, thuốc uống, hàm lượng thuốc: Acetylcysteine 100mg, Acetylcysteine 200mg.
- Dung dịch: Acetylcysteine 10% (100 mg/mL), Acetylcysteine 20% (200 mg/mL).
Thuốc Acetylcysteine được chỉ định trong trường hợp nào?
Thuốc Acetylcysteine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Giúp tiêu nhầy, tan đờm trong các bệnh lý có nhầy nhớt như xơ nang tuyến tụy.
- Hỗ trợ tiêu nhầy trong bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm khí quản cấp và mạn tính.
- Làm sạch thường quy trong mở khí quản.
- Giải độc gan trong trường hợp quá liều paracetamol.
- Điều trị chứng khô mắt kết hợp với tình trạng chất nhầy tiết bất thường.
Chống chỉ định
Đối với những trường hợp sau, các bác sĩ khuyến cáo không được dùng thuốc Acetylcystein 200mg:
- Bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn (nếu dùng thuốc Acetylcystein 200mg thì có nguy cơ bị phản ứng co thắt phế quản rất nguy hiểm)
- Người có tình trạng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc Acetylcystein 200mg
Ngoài ra, một số trường hợp mà bệnh nhân nên thận trọng khi sử dụng thuốc Acetylcystein 200mg. Đó là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu cần thiết phải uống thuốc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Dược lực và dược động học của thuốc Acetylcysteine
Dược lực học
Acetylcysteine là một chất điều hòa chất nhầy theo hình thức làm tan đờm.
Dược động học
- Sau khi thuốc được hít qua miệng hoặc nhỏ thuốc vào khí quản, phần lớn thuốc Acetylcysteine sẽ tham gia vào phản ứng sulfhydryl – disulfid, phần còn lại sẽ được biểu mô phổi hấp thu.
- Nếu theo đường uống, thuốc Acetylcysteine sẽ được hấp thu nhanh tại đường tiêu hóa và bị gan khử acetyl chuyển thành cystein và sau đó sẽ được chuyển hóa.
- Sau khi uống liều 200mg đến 600mg trong khoảng từ 0,5 đến 1 giờ sau sẽ đạt nồng độ đỉnh huyết tương. Khả dụng sinh học khi uống thuốc thấp và cũng có thể do chuyển hóa trong thành ruột và chuyển hóa bước đầu trong gan. Ðộ thanh thải thuốc tại thận có thể chiếm 30% độ thanh thải thuốc trên toàn thân.
Trước khi dùng Acetylcysteine bạn nên lưu ý gì?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất bạn không được dùng thuốc Acetylcysteine nếu như:
- Bị dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
- Thuốc chống chỉ định dùng cho người có tiền sử hen bởi sẽ xảy ra nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả dạng thuốc chứa Acetylcysteine.
Liều dùng thuốc Acetylcysteine như thế nào?
Thuốc được sử dụng để long đờm cần dùng với liều:
- Người trưởng thành: mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 viên.
- Trẻ em (từ 2-6 tuổi): mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Trẻ em (nhỏ hơn 1 tuổi): mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống một nửa viên.
Liều dùng để giải độc do dùng quá liều paracetamol như sau:
Liều khởi đầu uống 140mg tính trên 1kg thể trọng cơ thể, sau đó khoảng 4 giờ thì có thể uống liều tiếp theo với liều 70mg tính trên 1kg thể trọng cơ thể (cần uống thêm khoảng 17 lần).
Nên dùng thuốc Acetylcysteine như thế nào?
- Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Acetylcysteine theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn so với hướng dẫn của bác sĩ chủ trị. Nếu dùng sai bạn sẽ vô tình làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ không mong muốn.
- Bạn phải chắc chắn hiểu chính xác cách sử dụng của thuốc nếu như sử dụng thuốc tại nhà.
- Sau khi dùng thuốc Acetylcysteine bạn hãy cố gắng ho ra dịch nhầy. Nếu trường hợp không được bạn cần phải hút chúng ra, làm vậy sẽ giúp bạn ngăn ngừa dịch nhờn hình thành trong phổi.
- Nếu có những bất cứ thắc mắc nào về cách dùng thuốc bạn đừng ngần ngại mà hãy hỏi bác sĩ chủ trị để được giải đáp cụ thể.
Bạn phải làm gì nếu rơi vào trường hợp khẩn cấp/ quá liều?
Nếu rơi vào tình trạng này bạn hãy gọi điện ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được xử lý kịp thời.
Bạn phải làm gì nếu bỏ quên liều thuốc Acetylcysteine?
Trong trường hợp bạn lỡ quên một liều thuốc thì hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Nhưng nếu thời gian nhớ ra gần với liều kế tiếp thì bạn hãy bỏ qua liều bỏ quên và dùng liều tiếp theo đúng như kế hoạch.
Khi dùng thuốc bạn tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều đã quy định trước đó.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra
Trong quá trình dùng thuốc Acetylcystein 200mg, bệnh nhân có thể bắt gặp một số tình trạng bất thường của cơ thể hoặc sức khỏe, từ không đáng kể đến nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng không quá thường thấy ở những người sử dụng thuốc để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Cụ thể, có những triệu chứng bất thường như:
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, chướng bụng
- Viêm miệng, nhiệt miệng, lở miệng
- Ù tai, nhức đầu, hoa mắt, ngủ không ngon giấc, cảm giác nôn nao khó chịu
Nếu các biểu hiện bất thường không thuyên giảm mà có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế địa phương để được xử lý sớm nhất.
Thuốc Acetylcysteine tương tác với những thuốc nào?
Nếu xảy ra sự tương tác thuốc sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc làm gia tăng ảnh hưởng các tác dụng phụ. Do vậy, để tránh cũng như giảm thiểu tối đa tương tác giữa Acetylcysteine với các thuốc khác bạn hãy liệt kê các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hay dược sĩ của mình.
Bạn cũng không được tự ý dùng thuốc, không ngừng hoặc thay đổi liều lượng nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Người bệnh lưu ý dùng thuốc với các thuốc sau đây:
- Sử dụng thuốc Acetylcysteine với bất kỳ thuốc nào trong hai thuốc sau Carbamazepine, Nitroglycerin có thể sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
- Acetylcysteine là một chất khử nên sẽ không phù hợp với các chất oxy – hóa.
- Người bệnh không dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào có khả năng làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng Acetylcysteine.
- Acetylcysteine có thể phản ứng với 1 số kim loại, nhất là sắt, niken, đồng và với cao su. Do vậy, bạn cần tránh thuốc tiếp xúc với các chất trên, đặc biệt không được dùng các máy phun mù có những thành phần bằng cao su hoặc kim loại.
- Dung dịch natri acetylcystein tương kỵ về lý hoặc hóa học với những dung dịch có chứa penicilin, oleandomycin, oxacilin, tetracyclin, erythromycin lactobionat, amphotericin B, hoặc natri ampicilin. Chính vì vậy, nếu có ý định dùng một trong những kháng sinh này ở dạng khí dung thì thuốc phải được phun mù riêng.
- Ngoài ra, dung dịch Acetylcysteine cũng tương kỵ về lý học với dầu iod, hydrogen peroxyd và trypsin.
Những lưu ý khi dùng thuốc Acetylcystein cho phụ nữ có thai, đang cho con bú
- Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu xác định rủi ro với những chị em đang mang thai hoặc cho con bú khi dùng thuốc này. Theo đó, trước khi dùng thuốc bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thật kỹ càng để cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ mà thuốc mang lại.
- Và theo nghiên cứu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thuốc Acetylcysteine thuộc nhóm B đối với thai kỳ. Tức là nhóm thuốc không có nguy cơ trong vài nghiên cứu đối với phụ nữ mang thai.
Bảo quản thuốc Acetylcysteine như thế nào?
- Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản trên hộp thuốc. Bởi mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản riêng.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh độ ẩm và đặc biệt không bảo quản thuốc trong nhà tắm cũng như ngăn đá tủ lạnh.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
- Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi bạn được yêu cầu làm thế.
- Với các thuốc quá hạn, không còn sử dụng nữa thì bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải tại địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn.
Thuốc Acetylcysteine giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Hiện nay thuốc Acetylcysteine được bán tại các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
- Người bệnh có thể tìm mua thuốc với mức giá dao động từ 70.000 – 100.000 đồng.
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thuốc Acetylcysteine. Từ đó có thể sử dụng thuốc đúng cách và an toàn. Tuy nhiên, dù thông tin có đầy đủ và chi tiết thì cũng không thể thay thế được lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ. Bạn hãy gặp bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề sức khỏe nào để được hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn. Chúc bạn sức khỏe!
Nguồn: Healthy ung thư
Bác sĩ Võ Lan Phương
Nguồn tham khảo:
Thuốc Acetylcystein cập nhật ngày 24/02/2021: https://www.drugs.com/mtm/acetylcysteine.html
Thuốc Acetylcystein cập nhật ngày 24/02/2021: https://vi.wikipedia.org/wiki/Acetylcysteine