Thuốc Aspirin: Công dụng, cách dùng và các lưu ý

0
1943
5/5 - (1 bình chọn)

Aspirin (Acid acetylsalicylic) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm khi dùng liều cao.Hiệu quả ức chế không giảm khi điều trị kéo dài và hoạt tính emzym bắt đầu được phục hồi sau khi ngừng điều trị 24 – 48h.

Dược lý

Dược lực học

Aspirin (Acid acetylsalicylic) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm khi dùng liều cao. Ở liều thấp, thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế sự hình thành huyết khối. Cơ chế: do ức chế enzym cyclooxygenase (COX), dẫn đến ức chế tổng hợp thromboxan A2 là chất gây kết tập tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào không nhân, không có khả năng tổng hợp COX mới, do đó aspirin ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, tác dụng này kéo dài suốt đời sống của tiểu cầu (7-10 ngày).

Hiệu quả ức chế không giảm khi điều trị kéo dài và hoạt tính emzym bắt đầu được phục hồi sau khi ngừng điều trị 24 – 48h. Aspirin kéo dài thời gian chảy máu trung bình khoảng 50 -100%.

thuoc aspirin la gi
thuoc aspirin la gi

Dược động học

Khi uống, thuốc aspirin được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một lượng lớn aspirin được thủy phân thành acid salicylic ngay trong thành ruột.

Aspirin và chất chuyển hóa acid salicylic liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và được phân bố nhanh chóng vào tất cả các bộ phận trong cơ thể. Thể tích phân bố của aspirin là 0,16 l/kg. Acid salicylic được thanh thải chủ yếu ở gan thành glycine và acid glucuronic liên hợp.

Thời gian thải trừ acid salicylic phụ thuộc vào liều, bị giới hạn bởi năng lực enzym gan. Thời gian bán thải kéo dài khoảng 2-3 h khi dùng liều thấp (75-160 mg). Acid salicylic và các chất chuyển hóa của nó chủ yếu được bài tiết qua thận, lượng thải trừ tăng theo liều dùng và phụ thuộc pH nước tiểu.

Chỉ định thuốc aspirin

  • Aspirin – 100 được sử dụng dự phòng nhồi máu cơ tim thứ phát và đột quỵ trong các trường hợp sau:
  • Có tiền sử bị nhồi máu cơ tim (đau tim).
  • Có tiền sử bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ hoặc đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ).
  • Đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định.
  • Đã phẫu thuật tim như thủ thuật tạo hình mạch hay phẫu thuật đặt ống tim.

Chống chỉ định

Do nguy cơ dị ứng chéo, không dùng aspirin cho người đã có triệu chứng hen, viêm mũi hoặc mày đay khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không steroid khác trước đây. Người có tiền sử bệnh hen không được dùng aspirin, do nguy cơ gây hen thông qua tương tác với cân bằng prostaglandin và thromboxan. Những người không được dùng aspirin còn gồm người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận, đặc biệt người có tốc độ lọc cầu thận dưới 30 ml/phút và xơ gan.

Thận trọng

Cần thận trọng khi điều trị đồng thời với thuốc chống đông máu hoặc khi có nguy cơ chảy máu khác. Không kết hợp aspirin với các thuốc kháng viêm không steroid và các glucocorticoid. Khi điều trị cho người bị suy tim nhẹ, bệnh thận hoặc bệnh gan, đặc biệt khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, cần quan tâm xem xét cẩn thận nguy cơ giữ nước và nguy cơ giảm chức năng thận.Ở trẻ em khi dùng aspirin đã gây ra một số trường hợp hội chứng Reye, vì vậy đã hạn chế nhiều chỉ định dùng aspirin cho trẻ em. Người cao tuổi có thể dễ bị nhiễm độc aspirin, có khả năng do giảm chức năng thận. Cần phải dùng liều thấp hơn liều thông thường dùng cho người lớn.

Thời kỳ mang thai

Aspirin ức chế cyclooxygenase và sự sản sinh prostaglandin; điều này quan trọng với sự đóng ống động mạch. Aspirin còn ức chế co bóp tử cung, do đó gây trì hoãn chuyển dạ. Tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung, với nguy cơ nghiêm trọng tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi, vì aspirin ức chế kết tập tiểu cầu ở mẹ và thai nhi. Do đó, không được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Aspirin vào trong sữa mẹ, nhưng với liều điều trị bình thường có rất ít nguy cơ xảy ra tác dụng có hại ở trẻ bú sữa mẹ.

Tác dụng không mong muốn

ADR phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa, thần kinh và cầm máu.

Tần số ADR phụ thuộc vào liều lượng aspirin. Có tới 5% tổng số người được điều trị có ADR. Thường gặp nhất là triệu chứng tiêu hóa (4%) và ở liều cao (trên 3 g một ngày), tỷ lệ người có ADR là trên 50% tổng số người được điều trị.

Thường gặp, ADR >1/100

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày – ruột.
  • Hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi.
  • Da: Ban, mày đay.
  • Huyết học: Thiếu máu tan máu.
  • Thần kinh – cơ và xương: Yếu cơ.
  • Hô hấp: Khó thở.
  • Khác: Sốc phản vệ.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR <1/100
  • Hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, bồn chồn, cáu gắt.
  • Nội tiết và chuyển hóa: Thiếu sắt.
  • Huyết học: Chảy máu ẩn, thời gian chảy máu kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
  • Gan: Ðộc hại gan.
  • Thận: Suy giảm chức năng thận.
  • Hô hấp: Co thắt phế quản.
thuoc aspirin 100mg 200 vien nen
thuoc aspirin 100mg 200 vien nen

Hướng dẫn cách xử trí ADR

ADR trên hệ thần kinh trung ương có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 – 3 ngày sau khi ngừng thuốc. Nếu có các triệu chứng chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan, phải ngừng thuốc. ở người cao tuổi, nên điều trị với liều aspirin thấp nhất có hiệu lực và trong thời gian ngắn nhất có thể được. Ðiều trị sốc phản vệ do aspirin với liệu pháp giống như khi điều trị các phản ứng phản vệ cấp tính. Adrenalin là thuốc chọn lọc và thường kiểm soát dễ dàng chứng phù mạch và mày đay.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn (liều dùng cho người cân nặng 70 kg).

  • Giảm đau/giảm sốt: Uống 325 đến 650 mg, cách 4 giờ 1 lần, nếu cần, khi vẫn còn triệu chứng.
  • Chống viêm (viêm khớp dạng thấp): Uống 3 – 5 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
  • Ða số người bị viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát bằng aspirin đơn độc hoặc bằng các thuốc chống viêm không steroid khác. Một số người có bệnh tiến triển hoặc kháng thuốc cần các thuốc độc hơn (đôi khi gọi là thuốc hàng thứ hai) như muối vàng, hydroxy-cloroquin, penicilamin, adrenocorticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, đặc biệt methotrexat.
  • Ức chế kết tập tiểu cầu: Uống 100 – 150 mg/ngày.

Trẻ em:

Giảm đau/hạ nhiệt:

Uống 50 – 75 mg/kg/ngày, chia làm 4 – 6 lần, không vượt quá tổng liều 3,6 g/ngày. Nhưng chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye.

Chống viêm khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên: Uống 80 – 100 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ (5 – 6 lần), tối đa 130 mg/kg/ngày khi bệnh nặng lên, nếu cần.

Bệnh Kawasaki:

Trong giai đoạn đầu có sốt: Uống trung bình 100 mg/kg/ngày (80 – 120 mg/kg/ngày), chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc cho tới khi hết viêm. Cần điều chỉnh liều để đạt và duy trì nồng độ salicylat từ 20 đến 30 mg/100 ml huyết tương.

Trong giai đoạn dưỡng bệnh: Uống 3 – 5 mg/kg/ngày (uống 1 lần). Nếu không có bất thường ở động mạch vành thì thường phải tiếp tục điều trị tối thiểu 8 tuần. Nếu có bất thường tại động mạch vành, phải tiếp tục điều trị ít nhất 1 năm, kể cả khi bất thường đó đã thoái lui. Trái lại nếu bất thường tồn tại dai dẳng, thì phải điều trị lâu hơn nữa.

Tương tác thuốc

Thuốc aspirin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng aspirin nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm như:

  • citalopram
  • Escitalopram
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Fluvoxamine
  • Paroxetine
  • sertraline (Zoloft)
  • trazodone, hoặc vilazodone.

Dùng aspirin với bất kỳ thuốc kháng viêm steroid có thể khiến bạn bị bầm tím hoặc chảy máu một cách dễ dàng.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ liệu bạn có thể sử dụng aspirin với các thuốc sau đây hay không:

  • Thuốc chống đông máu (warfarin, coumadin), hoặc các thuốc khác được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông;
  • Các thuốc salicylat như viên Nuprin Backache Caplet, Kaopectate, KneeRelief, Pamprin Cramp Formula, Pepto-Bismol, Tricosal, Trilisate và những loại khác.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc aspirin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc aspirin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

  • Hen suyễn hoặc dị ứng theo mùa;
  • Loét dạ dày;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Chảy máu hoặc rối loạn đông máu;
  • Bệnh tim, cao huyết áp, hoặc suy tim sung huyết;
  • Gút;
  • Polyp mũi.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng của quá liều của aspirin nói chung và aspirin 81mg/aspirin pH8 nói riêng có thể bao gồm:

  • Đau rát họng hoặc dạ dày;
  • Nôn;
  • Giảm tiểu tiện;
  • Sốt;
  • Bồn chồn;
  • Dễ bị kích ứng;
  • Nói chuyện rất nhiều và nói những điều đó không có ý nghĩa;
  • Sợ hãi, căng thẳng;
  • Chóng mặt;
  • Mờ mắt;
  • Run không thể kiểm soát một phần của cơ thể;
  • Lú lẫn;
  • Tâm trạng phấn khích bất thường;
  • Ảo giác (nhìn thấy những điều hay nghe tiếng nói rằng không có);
  • Co giật;
  • Buồn ngủ;
  • Mất ý thức trong một khoảng thời gian.

Xem thêm các bài viết liên quan

Xem thêm video giới thiệu về thuốc aspirin 

Nguồn tham khảo: 

Aspirin cập nhật ngày 26/06/2020: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a699053.html

Aspirin cập nhật ngày 26/06/2020: https://www.medicalnewstoday.com/articles/161255#what_is_aspirin

Aspirin cập nhật ngày 26/06/2020: https://healthyungthu.com/aspirin-va-nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-su-dung/

Previous articleThuốc Xovoltib (Afatinib)
Next articleSeduxen dùng như thế nào cho hợp lý?
Bác sĩ  Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCM  trước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư. Sở trưởng chuyên môn:
  • Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
  • Nắm vững chuyên môn ngành dược.
  • Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
  • Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
  • Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
  • Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
  • Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
  • Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
  • Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư
Quá trình công tác:
  • 2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
  • 2015 - Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.
Bác sĩ Võ Lan Phương  luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here