
Thuốc Bromhexin được dùng để trị những triệu chứng bệnh của đường hô hấp. Tuy nhiên mỗi người cần phải nắm được thông tin về cách dùng, liều dùng của thuốc để điều trị bệnh hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin ngay sau đây nhé.
Thông tin cơ bản về thuốc Bromhexin
- Tên hoạt chất: Bromhexine
- Tên thương hiệu: Bromhexine.
- Tên biệt dược: Bixovom 5, Bislan, Bidivon, Bisolvon.
- Dạng thuốc: Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch uống, viên bao đường, xi rô, cồn ngọt.
Tác dụng của thuốc Bromhexin
Thuốc Bromhexin được sử dụng điều trị tình trạng nhiều chất nhầy trong đường hô hấp. Bromhexine là mucolytics, làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, do đó làm cho các chất nhầy ít dính và tạo điều kiện cho việc loại bỏ các chất nhầy.
Bromhexine có những dạng và hàm lượng nào?
Bromhexine có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén bromhexine 8 mg
- Sirô Bromhexine 4 mg / 5 ml.
- Dạng thuốc tiêm 4 mg/2 ml
Chỉ định sử dụng trong các trường hợp
Bệnh đường hô hấp tăng tiết đờm và khó long đờm như viêm phế quản cấp và mãn, các dạng bệnh phổi tắc và nghẽn mãn tính, viêm hô hấp mãn tính, bụi phổi, giãn phế quản.
Chống chỉ định thuốc Bromhexin
- Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.
- Đối với bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Đối với bệnh nhân có phù phổi cấp.
- Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Trước khi dùng Bromhexine 8mg nên lưu ý những gì?
Khi sử dụng thuốc Bromhexine 8mg để cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau đây:
- Không sử dụng thuốc Bromhexine nếu cơ thể bạn nhạy cảm với hoạt chất Bromhexine hoặc bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, gặp phải các vấn đề về gan, thận nên thận trọng khi sử dụng Bromhexine để điều trị bệnh.
- Ngoài ra, không nên uống thuốc Bromhexine nếu có triệu chứng của bệnh nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi như sốt cao 38 độ C, khó thở khi nghỉ ngơi, đau ngực, nhầy dính máu,…
- Người có hệ thống miễn dịch thấp mắc phải các bệnh như HIV, bệnh hen suyễn hoặc rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính,… tốt nhất không nên dùng Bromhexine để điều trị.
- Phụ nữ có thai nên thận trọng trước khi dùng thuốc, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Các hoạt chất của thuốc Bromhexine có thể đi vào sữa mẹ. Do đó, không nên sử dụng thuốc khi cho con bú.
Liều dùng thuốc Bromhexin như thế nào?
Đối với dạng viên nén 8mg
- Dùng trong trường hợp người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 8 mg (1 viên), ngày uống 3 viên.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1/2 viên 4 mg.
- Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Ngày uống 2 lần và mỗi lần 1/2 viên 4 mg.
Cồn ngọt 4 mg/5 ml
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 10 ml (tương đương 2 muỗng cà phê).
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 5 ml, ngày uống 3 lần.
- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 1,25 ml.
Dạng thuốc tiêm 4 mg/2 ml
- Bromhexine dạng ống tiêm được dùng để điều trị các bệnh đường hô hấp trong trường hợp bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng sau phẫu thuật. Chẳng hạn như làm suy giảm chức năng sản xuất và vận chuyển chất nhầy.
- Bên cạnh đó, dung dịch tiêm Bromhexine có thể được dùng để truyền tĩnh mạch chung với một số loại thuốc khác như levulose, glucose, ringer’s hay muối sinh lý. Tuy nhiên, không được trộn lẫn Bromhexine với các dung dịch kiềm. Bởi thuốc có tính acid có thể gây kết tủa.
- Bromhexine là thuốc dành cho mọi lứa tuổi từ sơ sinh trở lên. Tuy nhiên, liều lượng thuốc sẽ được thay đổi tùy theo cân nặng và độ tuổi.
Cách dùng thuốc Bromhexin như thế nào?
- Thuốc Bromhexin được chỉ định sử dụng uống khi đói hoặc no. Có thể dùng sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Khi dùng thuốc nên uống với một cốc nước đầy, và không được thay thế bằng các loại đồ uống khác bao gồm nước ngọt có gas, nước hoa quả, hay đồ uống có chứa chất kích thích.
- Thuốc Bromhexin viên nén cần được uống cả viên với cốc nước, không nên bẻ đôi hay làm vỡ cấu trúc của thuốc bằng cách ngậm và nghiền nát thuốc. Trong thời gian sử dụng, người bệnh nên nhớ hãy dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian. Mọi sự thay đổi cần được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Xử lý trường hợp dùng thuốc Bromhexin quá liều?
- Trong trường hợp dùng thuốc Bromhexin khẩn cấp hay quá liều, người bệnh tốt nhất hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hay đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Người bệnh cần phải ngưng dùng thuốc ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ rửa dạ dày.
- Bên cạnh đó người bệnh khi đi cần phải ghi lại và liệt kê danh sách những loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê toa.
Trường hợp quên liều dùng thuốc Bromhexin
Trường hợp quên liều dùng Bromhexin không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hay đến cơ thể. Tuy nhiên nó có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, do vậy các tốt nhất bạn hãy dùng càng sớm càng tốt. Trường hợp gần với liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch, tốt nhất không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc Bromhexin
Chú ý:
Đây là thuốc kê đơn, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều dùng và chế độ dùng thuốc
Thận trọng:
- Đối với bệnh nhân có suy gan, thận nặng.
- Đối với trẻ em dưới 2 tuổi.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú nên thuốc có khả năng có mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc
- Đối với người già: thận trọng, chỉnh liều thích hợp vì người già thường dùng nhiều loại thuốc và rất nhạy cảm với tác dụng chính và tác dụng không mong muốn của thuốc do dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng hằng định nội môi giảm.
- Đối với những người lái xe hoặc vận hành máy móc do có khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu tạm thời của thuốc.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Bromhexin
Trong thời gian sử dụng Bromhexin có thể gây ra những triệu chứng bất thường. Một số triệu chứng có thể biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc, tuy nhiên nếu như tình trạng này kéo dài thì tốt nhất người bệnh không nên chủ quan. Hãy chú ý khi gặp các triệu chứng sau:
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Chóng mặt, nhức đầu
- Buồn nôn, nôn
- Rối loạn chức năng da
- Phát ban, Quá mẫn
- Co thắt phế quản
- Tiêu chảy
- Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ
- Đau bụng trên
- Phù mạch
- Ngứa
- Rối loạn đường hô hấp.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những thuốc nào tương tác với Bromhexin?
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
- Không phối hợp với các thuốc hoạt hóa enzyme chuyển hóa thuốc ở gan như phenobarbital, rifampicin ,… do làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương.
- Thận trọng khi phối hợp cùng với 1 số loại kháng sinh như Amoxicillin,…vì làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.
- Phối hợp với chế độ ăn uống hợp lí.
- Không dùng thuốc chung với rượu và đồ uống có cồn, hạn chế sử dụng rượu, bia trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc hoặc kể cả khi ngưng thuốc.
Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ
Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.
Các đặc tính dược lực học
Bromhexin là chất điều hoà và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hoá sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccarid acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn.
Các đặc tính dược động học
- Bromhexin hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt 20-25%.Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của Bromhexin. Nồng độ đỉnh trong huyết tương, ở người tình nguyện khoẻ mạnh, đạt được sau khi uống, từ nửa giờ đến một giờ.
- Bromhexin phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh (trên 95%) với protein của huyết tương.
- Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12-30 giờ tuỳ theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.
- Khoảng 85-90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với acid sulfuric hoặc acid giycuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng.
- Bromhexin được thải trừ rất ít qua phân, chỉ khoảng dưới 4%.
Thuốc Bromhexin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Thuốc Bromhexin có giá 18.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên. Hiện đang được bán tại các quầy thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc.
- Thuốc là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc Bromhexin cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Bromhexin tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Bảo quản thuốc Bromhexin như thế nào?
- Thuốc Bromhexin cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp đồng thời tránh ẩm. Tốt nhất người bệnh không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Hãy cất giữ thuốc Bromhexin ở xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.
- Khi không có ý định dùng thuốc thì bạn cũng không được vứt thuốc vào toilet hay đường ống dẫn nước nếu có yêu cầu bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Tốt nhất hãy vứt thuốc đúng cách trường hợp thuốc quá hạn hay không thể sử dụng.
Với những chia sẻ của thuốc Bromhexin ở trên đây hi vọng giúp bạn đọc nắm được cách dùng và liều dùng thuốc hợp lý. Nếu có thắc mắc gì về bài viết này bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Nguồn: Healthy ung thư
Bác sĩ Võ Lan Phương
Nguồn tham khảo:
Thuốc Bromhexin cập nhật ngày 28/01/2021: https://www.drugs.com/international/bromhexine.html
Thuốc Bromhexin cập nhật ngày 28/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Bromhexine