
Thuốc Clarithromycin là thuốc gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào và có những thông tin gì cần lưu ý về thuốc Clarithromycin? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin thuốc Clarithromycin
- Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
- Tên khác: Clarithromycine
- Tên Biệt dược : Acem 250; AsiClarithromycin 250mg; Baxpel 250
- Thuốc biệt dược mới: Clamisel 250mg, Clamisel 500mg, CLARISOL-500, Clarithromycin 250 mg, Clarithromycin 500 mg, Clarithromycin 500 mg
- Dạng thuốc: Viên nén bao phim; Viên nén; Thuốc bột
- Thành phần: Clarithromycin
Clarithromycin là thuốc gì?
- Clarithromycin là kháng sinh bán tổng hợp, thuộc họ macrolid có tác dụng kìm hãm vi khuẩn, khi dùng liều cao thuốc có tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt đối với những chủng vi khuẩn rất nhạy cảm với clarithromycin.
- Thành phần chính của thuốc là Clarithromycin, thuốc được bào chế theo dạng viên nén, thuốc bột hàm lượng 250mg, 500ng, viên nén phóng thích kéo dài hàm lượng 500mg.
Chỉ định của thuốc Clarithromycin 500mg
- Thuốc Clarithromycin 500mg được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, gồm: viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm tai giữa, viêm phổi.
- Clarithromycin được chỉ định thay thế cho penicilin khi bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như viêm amidan viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi, da và các mô mềm.
- Nhiễm trùng da và mô mềm mức độ từ nhẹ tới vừa
- Clarithromycin để điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae và Legionella, bệnh bạch hầu và giai đoạn đầu của ho gà và nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium
- Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H.pylori
- Nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium avium hay M.Avium complex
- Clarithromycin được dùng để tiệt trừ Helicobacter pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng đang tiến triển
Chống chỉ định thuốc Clarithromycin
- Thuốc chống chỉ định dùng cho các đối tượng trong tình trạng dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần hoạt chất Clarithromycin và kháng sinh thuộc nhóm macrolid; các thành phần tá dược có trong thuốc.
- Không dùng thuốc khi bệnh nhân đang bị suy gan nặng.
- Khuyến cáo không dùng thuốc Clarithromycin
- Chống chỉ định cho các bệnh nhân mẫn cảm với các kháng sinh nhóm macrolid, các bệnh nhân đang dùng terfenadline, cisapride, và pinozide, các bệnh nhân suy gan nặng.
Liều dùng Clarithromycin
Liều dùng đối với người lớn:
- Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm: liều thường dùng là 250mg dùng 2 lần/ngày và duy trì điều trị trong 7 ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày và thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 14 ngày.
- Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H.pylori: dùng 1 viên Clarithromycin và uống 2 lần/ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 7 – 14 ngày, tùy theo công thức điều trị phối hợp.
- Nhiễm Mycobacterium: liều dùng khởi đầu là 500mg và dùng 2 lần/ngày, duy trì điều trị trong 3 – 4 ngày. Trường hợp không hiệu quả có thể tăng liều lên 1000mg, dùng 2 lần/ngày. Đối với bệnh nhân suy thận giảm một nửa liều điều trị và không nên dùng quá 14 ngày.
Điều trị viêm phế quản: dùng viên nén phóng thích tức thời cho các trường hợp sau đây:
- Viêm phế quản do nhiễm H influenzae: liều thường dùng là 500mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 7 đến 14 ngày.
- Do nhiễm H parainfluenzae: dùng liều 500mg uống cách nhau 12 giờ và dùng trong 7 ngày.
- Do nhiễm M catarrhalis hoặc S pneumoniae: 250mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì trong 7 đến 14 ngày.
Đối với viên nén phóng thích kéo dài, liều dùng là 1000mg, uống cách nhau 24 giờ và duy trì trong 7 ngày điều trị.
Điều trị viêm xoang:
- Viên nén phóng thích tức thời: 500mg uống cách nhau 12 giờ và duy trì điều trị trong 14 ngày.
- Viên phóng thích kéo dài:1000mg uống cách nhau 24 giờ và duy trì điều trị trong 14 ngày.
Liều dùng đối với trẻ em
- Trẻ em trên 12 tuổi liều dùng như người lớn
- Trẻ em dưới 12 tuổi, sử dụng thuốc dạng nhũ tương dành cho bệnh nhi. Liều dùng hàng ngày thường là 7,5mg/kg, mỗi ngày uống 2 lần cho tới liều tối đa là 500mg. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đối với bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.
Cách dùng Clarithromycin hiệu quả
- Khi sử dụng một số loại thuốc chung với Clarithromycin, chúng có thể không hoạt động tốt khi sử dụng chung với nhau. Điều này là do sự tương tác thuốc dẫn đến giảm hiệu quả thuốc. Ví dụ sử dụng zidovudine cùng lúc điều trị bằng Clarithromycin sẽ giảm rõ rệt hiệu quả của 2 loại thuốc. Vì vậy, bạn nên dùng Clarithromycin và Zidovudine cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Bạn có thể dùng các viên giải phóng ngay lập tức lúc chưa hoặc đã ăn. Bạn nên dùng viên nén giải phóng kéo dài với thức ăn. Đồng thời, bạn có thể nhai các viên thuốc giải phóng kéo dài hoặc nuốt cả viên.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều:
- Nhanh chóng uống liều quên sớm nhất có thể.
- Tuy nhiên, nếu gần sát với thời điểm dùng của liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên.
- Không tự ý tăng liều để bù liều quên
Khi quá liều:
- Xuất hiện triệu chứng trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Khi xuất hiện dấu hiệu trên cần đến ngay trung tâm y tế để được loại trừ thuốc chưa hấp thu và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thận trọng khi dùng thuốc Clarithromycin khi nào?
- Thận trọng khi dùng Clarithromycin đối với các bệnh nhân suy thận hoặc gan mức độ vừa và nặng vì thuốc được bài tiết chủ yếu qua gan và thận.
- Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (Clcr) dưới 30ml/phút cần điều chỉnh giảm một nửa tổng liều điều trị để tránh các tai biến không mong muốn.
- Điều trị bằng Clarithromycin kéo dài và lặp lại có thể khiến nấm hoặc vi khuẩn phát triển không còn nhạy cảm với thuốc. Nếu xảy ra bội nhiễm cần kịp thời ngưng thuốc đồng thời tiến hành trị liệu thích hợp.
- Không dùng Clarithromycin đối với người bệnh dị ứng với với họ macrolid.
- Không dùng đồng thời Clarithromycin với terfenadin, đặc biệt trong trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp, nhịp chậm, khoảng Q-T kéo dài, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mất cân bằng điện giải.
- Clarithromycin cũng tương tác với các dẫn chất alkloid gây co mạch của nấm cựa lõa mạch như ergotamin, dihydroertamin và làm tăng độc tính của các chất này.
- Clarithromycin cũng có thể làm tăng nồng độ các thuốc được chuyển hóa qua hệ cytocrom P450 như warfarin, triazolam, lovastatin, dysopyramid, phenytoin và cylosporin… do đó cần thận trọng khi dùng chung.
- Dùng đồng thời với Theopyllin, thuốc Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ Theopyllin trong máu. Thuốc cũng có thể làm tăng hiệu lực của Carbamazepin khi dùng chung.
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Clarithromycin
Thường gặp:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Hội chứng Stevens-Johnson.
- Phản ứng dị ứng với các mức độ khác nhau như mày đay đến phản vệ.
- Viêm đại tràng giả từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng.
- Phản ứng quá mẫn.
Ít gặp:
Triệu chứng ứ mật với biểu hiệu đau bụng trên, buồn nôn hoặc nôn.
- Bilirubin huyết thanh tăng kèm vàng da, tăng bạch cầu ưa Eosin và sốt phát ban.
- Điếc có thể hồi phục khi dùng liều cao.
- Choáng váng, mất phương hướng, chóng mặt.
Nếu thấy tác dụng phụ trên, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Khi thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu đã chứng minh và ghi nhận một số tương tác của Clarithromycin sau:
- Tăng nồng độ một số thuốc trong máu như: Theophyllin, Carbamazepin, Ranitidin, digitoxin…
- Thuốc có thể làm tăng hoạt tính của các thuốc chống đông đường uống
- Đặc biệt đã ghi nhận một số trường hợp ngộ độc colchicin (thuốc điều trị trong bệnh gout) trên bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân suy thận.
- Nếu nhận thấy bất kì tương tác xấu nào, liên hệ ngay với bác sĩ của bạn để được tư vấn sử dụng.
Dược lực học
- Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin thường có tác dụng kìm khuẩn và có thể có tác dụng diệt khuẩn ở liều cao hoặc với những chủng rất nhạy cảm. Clarithromycin ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm . Clarithromycin ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom.
- Clarithromycin có tác dụng mạnh hơn erythromycin đối với Moraxella (Branhamella) catarrhalis và Legionella spp. Tác dụng rất mạnh đối với Chlamydia spp, Ureaplasma Urealyticum và hơn hẳn các macrolid khác đối với Mycobacterium avium nội bào (MAI = Mycobacterium avium intracellulaire). Clarithromycin cũng có tác dụng với M.leprae.
- Chất chuyển hóa 14 – hydroxy clarithromycin có hoạt tính và có thể hiệp đồng in vitro với thuốc mẹ để làm tăng đáng kể hoạt tính của clarithromycin trên lâm sàng đối với Haemophilus influenze. Chất chuyển hóa có nửa đời từ 4 – 9 giờ. Clarithromycin được dung nạp ở dạ dày – ruột tốt hơn erythromycin.
Dược động học
- Clarithromycin khi uống được hấp thu nhanh qua đường tiêu óa và chịu sự chuyển hóa đầu tiên ở mức độ cao làm cho khả dụng sinh học của thuốc mẹ giảm xuống còn khoảng 55%. Mức hấp thụ gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh của Clarithromycin và chất chuyển hóa chính 14 – hydroxy clarithromycin khoảng 0,6 – 0,7 microgam/ml, sau khi uống một liều duy nhất 250mg. Ở trạng thái cân bằng động ở cùng mức liều trên cho nồng độ đỉnh khoảng microgam/ml.
- Clarithromycin và chất chuyển hóa chính được phân phối rộng rãi và nồng độ trong mô vượt nồng độ trong huyết thanh do một phần thuốc được thu nạp vào trong tế bào. Thuốc chuyển hóa nhiều ở gan và thải ra phân qua đường mật. Một phần đáng kể được thải qua nước tiểu. Khoảng 20 và 30% theo thứ tự ứng với liều 250mg và 500mg được thải qua nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hóa. 14 – hydroxyl clarithromycin cũng như các chất chuyển hóa khác cũng được thải qua nước tiểu. Nửa đời của clarithromycin khoảng 3 – 4 giờ khi người bệnh uống 250mg clarithromycin 2 lần/ngày, và khoảng 5-7 giờ khi người bệnh uống liều 500mg, 2 lần/ngày. Nửa đời bị kéo dài ở người bệnh suy thận.
Có thể sử dụng thuốc Clarithromycin ở phụ nữ có thai và cho con bú?
Chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn của thuốc lên trên phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chỉ dùng nếu đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ.
Sử dụng Clarithromycin cho người lái xe và vận hành máy móc
Clarithromycin không gây ảnh hưởng tới người lái xe và vận hành máy móc
Bảo quản thuốc
Người dùng nên bảo quản thuốc Clarithromycin ở những điều kiện thích hợp như sau:
- Nơi thoáng mát, không ẩm ướt.
- Nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh sáng mặt trời vì có thể làm biến tính thuốc.
Thuốc Clarithromycin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Mỗi hộp thuốc Clarithromycin gồm có 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên nén bao phim. Hiện nay thuốc đang được bán tại các quầy thuốc, nhà thuốc trên toàn quốc với giá 170,000 đồng/hộp.
- Thuốc Clarithromycin là thuốc được bán theo đơn của bác sỹ, vì vậy khi mua thuốc cần mang theo đơn của bác sĩ đi kèm.
Những thông tin về thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hoặc tăng/giảm liều lượng thuốc đang điều trị.
Nguồn: Healthy ung thư
Bác sĩ Võ Lan Phương
Nguồn tham khảo:
Thuốc Clarithromycin cập nhật ngày 29/01/2021: https://www.drugs.com/clarithromycin.html
Thuốc Clarithromycin cập nhật ngày 29/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Clarithromycin