
Thuốc Clindamycin là thuốc gì? Thuốc Clindamycin có tác dụng như thế nào? Để sử dụng thuốc kháng sinh một cách an toàn đúng cách và trong quá trình sử dụng thuốc cần có những lưu ý gì? Những thông tin này sẽ được chúng tôi đề cập đến trong bài viết dưới đây.
Thông tin cơ bản về thuốc Clindamycin
- Tên Biệt dược: Clintaxin; Unilimadia 300mg; Unilimadia 600mg
- Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm
- Thuốc biệt dược mới: Clindacine, Clindamycin hydrochloride, Clindamycin hydrochloride 150mg, Clindamycin- Hameln 150mg/ml, Clindamycin hydrochloride 150mg cap Y.Y, Meyerclinda 150
- Dạng thuốc: Dung dịch bôi ngoài da, viên nén, viên nang, Gel bôi da;Viên nang cứng
- Thành phần: Clindamycin hydrochloride
- Dạng thuốc và hàm lượng: Clindamycin được lưu hành dưới dạng hydroclorid hydrat, palmitat hydroclorid và phosphat ester. Hàm lượng thuốc được biểu thị dưới dạng clindamycin. Viên nang 75, 150 và 300 mg, dung dịch uống 1%, dạng tiêm: 300 mg/2 ml, 600 mg/4 ml, 900 mg/6 ml, dạng bôi 1%.
Tác dụng của thuốc Clindamycin
Clindamycin là một kháng sinh thuộc họ Lincosamide, clindamycin ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn qua đó tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ cao và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ thấp hơn.
Chỉ định của thuốc Clindamycin 150mg
Clindamycin 150mg được chỉ định điều trị các trường hợp sau:
- Điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt do Bacteroides fragilis.
- Ngoài ra, thuốc cũng được dùng điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn Gram (+) như Streptococci, Staphylococci (kể cả chủng đã kháng meticilin) và Pneumococci.
- Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm: tai mũi họng do S. pneumoniae kháng penicilin, viêm phế quản phổi, răng hàm mặt, da, trứng cá, sinh dục,..
- Điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng, nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ.
- Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: Viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông,..
- Ngoài ra, thuốc dùng dự phòng viêm màng trong tim nhiễm khuẩn khi làm thủ thuật ở răng, đường hô hấp trong trường hợp dị ứng với beta-lactam.
- Không những vậy, thuốc dùng tại chỗ điều trị mụn trứng cá và trứng cá đỏ.
Trường hợp không nên dùng thuốc Clindamycin
- Người bệnh dị ứng với clindamycin, lincomycin hoặc dị ứng với bất kỳ
- thành phần nào khác có trong công thức của thuốc.
- Lưu ý với các sản phẩm dùng tại chỗ và đường âm đạo ngoài các chống chỉ định trên, cần chống chỉ định cho người bệnh đã có viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột non và viêm ruột kết mạn tính.
- Ngoài ra, không sử dụng thuốc tiêm có chứa benzyl alcohol cho trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn dùng thuốc Clindamycin
Cách dùng
- Vì thuốc có thể uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bôi trực tiếp hoặc đặt âm đạo.
- Dạng hydroclorid hydrat, palmitat hydroclorid dùng cho đường uống; dạng phosphat được sử dụng cho đường tiêm.
- Khi dùng đường uống: dạng viên hoặc dung dịch uống có thể cho dùng với thức ăn hoặc không. Nên cho uống với một cốc nước (nhiều nước) để tránh kích ứng.
- Sử dụng đường âm đạo: thực hiện bôi kem trực tiếp vào sâu trong âm đạo, không gây khó chịu hoặc đặt viên đặt âm đạo và nên rửa sạch trước khi đặt lần tiếp theo.
- Dạng kem: Cho trực tiếp vào dụng cụ để bôi lên bề mặt, không dùng
bằng tay.
Liều dùng
Liều dùng người lớn:
- Nhiễm khuẩn nặng: uống 150-300 mg/lần cách 6-8 h/lần
- Nhiễm rất khuẩn nặng: uống 300-450 mg/lần cách 6-8 h/lần
- Liều tối đa: 1,8 g/ngày
- Thời gian điều trị tùy thuộc loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh
Liều dùng trẻ em:
- Nhiễm khuẩn nặng: 8-16 mg/kg/ngày chia đều 3-4 lần
- Nhiễm khuẩn rất nặng: 16-20 mg/kg/ngày chia đều 3-4 lần
- Liều tối đa: 450-600 mg/lần
- Thời gian điều trị tùy thuộc loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh
Liều dùng đường ngoài da: người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Trị trứng cá
- Dạng gel, dung dịch: bôi 1 lớp mỏng, 2 lần/ngày
- Dạng thuốc bọt: 1 lần/ngày
Liều dùng đường đặt âm đạo:
Nhiễm khuẩn âm đạo:
- Viên đạn 100 mg đặt âm đạo trước khi đi ngủ, trong 3-7 ngày liên tục
- Hoặc bôi sâu vào trong âm đạo
- Nên rửa sạch trước khi bôi hoặc đặt lần tiếp theo
Xử trí khi quá liều Clindamycin
Trong trường hợp quá liều không có chỉ định điều trị cụ thể.
Triệu chứng
- Kháng sinh gây ra rất ít tác dụng khi dùng quá liều cấp tính.
- Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp nhất là có thể buồn nôn và ói mửa.
- Phát ban da có thể xảy ra nếu bệnh nhân đã bị dị ứng với kháng sinh.
Xử trí
- Không thể dễ dàng được loại bỏ clindamycin khỏi máu bằng cách lọc máu hoặc lọc màng bụng.
- Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc không hiệu quả trong việc loại bỏ clindamycin khỏi huyết thanh.
- Việc thụt rửa dạ dày là không cần thiết. Có thể cho uống nước khi bị nôn mửa và tiêu chảy nặng nếu cần thiết.
- Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà đưa ra các biện pháp cụ thể phù hợp.
Xử trí khi quên một liều Clindamycin
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Thận trọng khi dùng thuốc Clindamycin khi nào?
- Thận trọng Clindamycin khi dùng cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan và suy thận.
- Clindamycin dùng đường tiêm hay đường uống có thể gây viêm đại tràng nặng, thậm chí dẫn tới tử vong. Nếu dùng tại chỗ có thể dẫn tới hấp thu kháng sinh qua bề mặt da. Nhiều trường hợp được phát hiện tiêu chảy có máu, viêm đại tràng do sử dụng Clindamycin tại chỗ và toàn thân.
- Clindamycin chứa một chất là alcol base có thể gây bỏng và kích ứng mắt. Do đó cần thận trọng khi dùng. Ngoài ra, tránh dùng Clindamycin đối với bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc.
- Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú cần xin chỉ định của bác sĩ, vì tình an toàn của Clindamycin trong thai kỳ vẫn chưa được thiết lập.
- Trong quá trình dùng Clindamycin đặc biệt là dạng thuốc tiêm tránh dùng bia, rượu, thuốc lá và những thực phẩm gây kích thích thần kinh khác để đảm bảo cho thuốc phát huy được hết tác dụng, ngăn chặn nguy cơ phản ứng không mong muốn.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Clindamycin
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Clindamycin điều trị bệnh gồm:
- Thay đổi thói quen đại tiện
- Đau dạ dày, tiêu chảy mà chảy nước hoặc có máu.
- Tiểu ít
- Miệng có vị kim loại (sau khi tiêm clindamycin).
Tác dụng phụ phổ biến:
- Buồn nôn, nôn, đau dạ dày.
- Phát ban da nhẹ; hoặc là
- Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch.
Trên đây chưa phải là danh mục đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng clindamycin. Thông báo cho chuyên gia khi cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tương tác thuốc
Clindamycin có thể tương tác với một số loại thuốc sau nếu như được dùng đồng thời:
- Ibuprofen
- Aspirin
- Erythromycin
- Hydrocodone
- Nexium (esomeprazole)
- Norco (acetaminophen / hydrocodone)
- Singulair (montelukast)
- Synthroid (levothyroxin)
- Tramadol
- Tylenol (acetaminophen)
- Vitamin B12 (cyanocobalamin)
- Vitamin C (axit ascobic)
- Vitamin D3 (cholecalciferol)
Danh sách trên chưa bao gồm đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Clindamycin. Liên hệ với chuyên gia để biết thêm thông tin.
Cách tốt nhất để tránh hiện tượng tương tác thuốc điều trị đó là bạn nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ những loai thuốc đang dùng (bao gồm dược phẩm kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc thảo dược…). Trong trường hợp có hiện tượng tương tác thuốc, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh cho phù hợp.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có dùng Clindamycin được không?
- Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu đáng giá độ an toàn khi dùng clindamycin trên đối tượng mang thai.
- Hiện chưa có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật nhưng cũng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng cho người mang thai hoặc khi sinh em bé.
- Do đó, không nên dùng cho người mang thai, trừ khi thật cần thiết.
- Thuốc clindamycin có thể bài tiết vào sữa mẹ.
- Vì vậy nên tránh cho con bú trong thời gian điều trị thuốc.
Bảo quản thuốc
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30ºC.
- Thông tin hạn dùng được trình bày đầy đủ trên bao bì sản phẩm. Do đó, hãy kiểm tra cẩn thận thông tin và không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Thuốc Clindamycin 150 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Clindamycin 150 là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco. Hiện nay Clindamycin 150 được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá cả có sự chênh lệch giữa các nhà thuốc, hiệu thuốc, bệnh viện do chi phí vận chuyển và một số chi phí khác.
- Giá thuốc tham khảo là 100.000đ/ Hộp 100 viên . Bạn phải lựa chọn những nơi bán thuốc uy tín để tránh trường hợp mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Nguồn: Healthy ung thư
Bác sĩ Võ Lan Phương
Nguồn tham khảo
Thuốc Clindamycin cập nhật ngày 20/01/2021: https://www.drugs.com/clindamycin.html
Thuốc Clindamycin cập nhật ngày 20/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Clindamycin