Thuốc Coversyl 5mg trị tăng huyết áp hiệu quả

0
286
5/5 - (1 bình chọn)

Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ dẫn đến các biến chứng làm tổn thương cơ quan đích của cơ thể. Vì vậy sử dụng thuốc để điều trị bệnh cao huyết áp là điều bắt buộc, thuốc điều trị cao huyết áp Coversyl sử dụng như thế nào? Uống vào thời điểm nào? Có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Coversyl là thuốc gì?

  • Coversyl là thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giãn những mạch máu. Đặc biệt, Coversyl có hiệu lực ở mọi giai đoạn của bệnh tăng huyết áp, từ nhẹ cho tới nặng.
  • Ngoài ra, Coversyl cũng được dùng trong điều trị suy tim sung huyết mức độ nhẹ đến trung bình khi dùng kết hợp với các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu và digoxin. Thuốc Coversyl cũng được sử dụng để làm giảm được những nguy cơ tim sau cơn đau tim gần đây hay những người có bệnh mạch vành.
  • Thành phần của thuốc Coversyl gồm Perindopril Arginine hàm lượng 5mg. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén bao phim, bao gồm dạng viên nén chỉ chứa 1 hoạt chất Perindopril và loại có hai hợp chất  Perindopril và Indapamide nhằm lợi tiểu và giảm huyết áp.

Các dạng bào chế thuốc Conversyl

Thuốc Coversyl có 2 dạng bào chế:

  • Coversyl chỉ với 1 hoạt chất đó là Perindopril
  • Coversyl plus chứa 2 hoạt chất là Perindopril và Indapamide, nhằm lợi tiểu và giảm huyết áp. Bởi có thêm thành phần lợi tiểu nên dạng này chỉ được sử dụng quá khi bệnh nhân bị huyết áp tăng nguyên phát không kiểm soát được với thuốc dạng đơn chất, đây là loại thuốc dùng theo đơn kê của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

Công dụng của thuốc Coversyl 5mg

  • Coversyl 5mg được dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp ở mọi giai đoạn từ nhẹ tới nặng. Tác dụng hạ huyết áp tối đa từ 4 – 6 giờ sau khi dùng liều duy nhất và duy trì ít nhất trong 24 giờ.
  • Coversyl có công dụng trong điều trị tăng huyết áp là nhờ thành phần Perindopril có thể làm giảm sức cản ngoại vi toàn thân kèm theo tăng nhẹ hoặc không tần số nhịp tim đập, lưu lượng tâm thu hoặc lưu lượng tim. Huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng 1 tháng và vẫn ổn định không vượt quá tác dụng điều trị khi điều trị lâu dài.
  • Ngoài ra, thuốc Coversyl còn có công dụng trong các trường hợp sau đây:
  • Dùng Coversyl trong điều trị suy tim sung huyết mức độ nhẹ đến trung bình khi dùng kết hợp với các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu và digoxin.
  • Sử dụng Coversyl để làm giảm được những nguy cơ tim sau cơn đau tim gần đây hay những người có bệnh mạch vành.

Ai không nên dùng Coversyl?

Coversyl có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vì thế trong số trường hợp cần tránh sử dụng thuốc này:

  • Quá mẫn cảm với perindopril.
  • Tiền sử bị phù mạch có liên quan đến việc dùng thuốc ức chế men chuyển.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Những trường hợp thận trọng khi dùng:

  • Hẹp động mạch thận hai bên hoặc khi chỉ có một thận còn hoạt động
  • Tăng kali huyết.
  • Những đối tượng đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Coversyl

Đầu tiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang ở một trong các trường sau:

  • Đang mang thai hoặc cho con bú hoặc đang trong giai đoạn uống thuốc khác, bị dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Dùng thuốc cho người lớn hay trẻ nhỏ, những người có tiền sử mắc những bệnh gì.

Dùng thuốc Coversyl như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Cách dùng

Người bệnh nên uống thuốc huyết áp Coversyl một lần duy nhất vào trước bữa sáng 30 – 60 phút. Bởi đây là thời điểm thuốc được hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên trong những lần đầu sử dụng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là do Coversyl có thể gây chóng mặt. Việc dùng trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế được tác dụng phụ này.

Liều dùng

Về liều dùng, liều dùng của Coversyl sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị của mỗi người. Cụ thể:

  • Liều dùng cho người bệnh tăng huyết áp: 1 viên Coversyl 5mg hoặc ½ viên Coversyl 10mg/ngày. Sau 1 tháng có thể tăng gấp đôi liều lên 10mg/ngày. Riêng với những người bệnh bị tăng huyết áp nặng, giảm thể tích tuần hoàn, có tăng huyết áp động mạch thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu. Liều ban đầu sẽ là 1 viên Coversyl 2,5mg (hoặc ½ viên Coversyl 5mg) mỗi ngày, sau đó tăng dần liều lên 1 viên 5mg rồi 2 viên 5mg (hoặc 1 viên 10mg) tùy theo mức độ đáp ứng điều trị.
  • Liều dùng cho người bệnh suy tim và người cao tuổi: 1 viên Coversyl 2,5mg hoặc ½ viên Coversyl 5mg/ngày. Sau 1 – 2 tuần có thể tăng lên 1 viên tương ứng 5mg nếu hấp thu tốt.
  • Liều dùng cho người bệnh động mạch vành: tương tự như người bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, có thể tăng liều chỉ sau 2 tuần nếu chức năng thận của người bệnh không bị ảnh hưởng.
  • Liều dùng cho người bệnh suy thận: được điều chỉnh dựa trên chỉ số độ thanh thải creatinin. Nếu CIcr ≥ 60, liều dùng sẽ là 1 viên Coversyl 5mg/ngày. Trường hợp Clcr nhỏ hơn 60 liều sẽ giảm đi một nửa (2.5mg).

Để biết chính xác liều Coversyl phù hợp với mình, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang dùng cũng như các bệnh bạn đã mắc phải trước đó. Căn cứ vào các thông tin này, bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình dùng thuốc cho bạn Căn cứ vào các thông tin này, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình dùng thuốc cho bạn.

Cách xử trí quá liều, quên liều

  • Quá liều: nếu dùng quá liều thì bạn nên dừng lại ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Cách xử trí giống như một trường hợp ngộ độc thuốc, cần rửa dạ dày và uống than hoạt tính.
  • Quên liều: nếu quên 1 liều thuốc thì bạn có thể sử dụng lại ngay. Nếu quên trong thời gian dài mà không xuất hiện triệu chứng của bệnh thì bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc lại. Chú ý là không được uống liều gấp đôi nếu quên thuốc
  • Không được tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều điều trị đã được chỉ định

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

  • Chú ý để xa tầm tay trẻ em vì trẻ rất dễ tưởng là đồ ăn thức uống
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người có tiền sử phù mạch trong những lần điều trị thuốc ACEI.
  • Thận trọng đối với những người có tiền sử dị ứng thuốc kể cả không phải coversyl.
  • Đối với những người phù mạch tự phát hoặc di truyền không được dùng thuốc.
  • Thận trọng bệnh nhân tiền sử tăng kali huyết.

Tác dụng phụ của thuốc Coversyl

  • Thuốc Coversyl có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi xuất hiện các triệu chứng sau đây cần khẩn trương xin chỉ định của bác sĩ hoặc cấp cứu kịp thời.
  • Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, cảm giác ngứa ngáy, rối loạn thị giác, ù tai, ho khan, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác, mệt mỏi, chán ăn, phát ban ngoài da, co cứng cơ, rối loạn tính khí.
  • Nguy cơ hạ huyết áp theo tư thế cũng có thể xảy ra.
  • Dùng Coversyl có thể làm thay đổi các xét nghiệm như giảm hemoglobin, tăng Kali huyết, tăng enzym gan & tăng bilirubin huyết thanh. Tăng urê huyết 7 creatinin. Cần ngưng thuốc ngay nếu sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng gây khó thở, khó nuốt

Các thuốc ảnh hưởng đến tác dụng của Coversyl

Một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả hạ huyết áp hoặc tăng tác dụng phụ của Coversyl. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng:

  • Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin khác (captopril, enalapril, ramipril)
  • Thuốc lợi tiểu (furosemid, amiloride, spironolactone, triamterene)
  • Thuốc chẹn beta-adrenergic (atenolol, propranolol, sotalol)
  • Thuốc chẹn kênh canxi (amlodipin, diltiazem, nifedipine, verapamil)
  • Thuốc tiểu đường (canagliflozin, glyburide, insulin, metformin, saxagliptin)
  • Aliskiren, Digoxin, Acetazolamide, Axit acetylsalicylic, kali clorua
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID (diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketorolac)
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương nhóm ức chế phosphodiesterase 5 (sildenafil, tadalafil, vardenafil)
  • Thuốc chống loạn thần (clozapine, olanzapine, quetiapine, risperidone)…

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn để cân nhắc giảm liều, thay thuốc khác hoặc tiếp tục dùng Coversyl như ban đầu.

Chế độ ăn, lối sống khi sử dụng Coversyl

  • Coversyl có thể làm tăng lượng kali trong máu. Do đó khi dùng, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu kali như: súp lơ, rau cải, chuối, đậu bắp, măng tây, nước cam… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá… nếu muốn sử dụng loại thuốc này đạt hiệu quả cao.
  • Thuốc Coversyl không chữa khỏi hoàn toàn tăng huyết áp hay làm biến mất các biến chứng trên tim mạch do căn bệnh này gây ra. Vì vậy, để bảo vệ trái tim của mình, bạn vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh theo các lời khuyên dưới đây:
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thái cực quyền…
  • Ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa không hoặc ít béo và thịt nạc.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối (dưa muối, giò, chả, thịt hộp…)
  • Không nêm nếm quá nhiều gia vị (muối, mì chính, nước mắm, nước tương) khi chế biến món ăn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim đã được kiểm chứng lâm sàng. Theo các chuyên gia tim mạch, việc dùng các sản phẩm có kiểm chứng sẽ giúp người bệnh vừa tăng được hiệu quả giúp giảm mệt mỏi, khó thở, đau ngực… mà vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cách bảo quản thuốc Coversyl

  • Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bạn không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
  • Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.

Giá thuốc Coversyl 5mg?

  • Thuốc hiện nay được bán trên hầu hết các nhà thuốc, quầy thuốc. Bạn có thể tìm mua sản phẩm dễ dàng với giá cả vừa phải hợp lý, giá cả có thể chênh lệch nhau đôi chút giữa các nhà thuốc. Hiện nay giá dạo động của sản phẩm rơi vào khoảng 190.000đồng/ 1 hộp thuốc gồm 1 lọ 30 viên.

Chú ý: bạn nên đến những quầy thuốc có uy tín để tìm mua sản phẩm, tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Nguồn: Healthy ung thư

Bác sĩ Võ Lan Phương

Nguồn tham khảo:

Thuốc Coversyl cập nhật ngày 23/01/2021: https://www.drugs.com/international/coversyl.html

Thuốc Coversyl cập nhật ngày 23/01/2021: https://www.nhs.uk/medicines/perindopril/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here