Thuốc Heparin - Điều trị huyết khối tĩnh mạch
Thuốc Heparin - Điều trị huyết khối tĩnh mạch
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi như thế nào? Công dụng, chỉ định, tác dụng phụ thuốc Heparin cùng Healthy ung thư tìm hiểu ngay nào.

Thông tin cơ bản về thuốc Heparin

  • Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
  • Tên khác: Heparinic acid
  • Tên Biệt dược: Heparin
  • Thuốc biệt dược mới: Contractubex, Halinet Inj., Henalip, Heparin, Heparin-Belmed, Hesorin Injection
  • Dạng thuốc: Dung dịch tiêm
  • Thành phần: Heparin sodium

Thuốc Heparin là gì?

  • Heparin là một chất chống đông máu (làm loãng máu) ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
  • Heparin được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông do một số điều kiện y tế hoặc thủ thuật y tế gây ra. Nó cũng được sử dụng trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ đông máu.
Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi (2)
Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi (2)

Chỉ định thuốc Heparin

  • Phòng và điều trị huyết khối nghẽn động tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn động mạch phổi) đặc biệt ở người phải phẫu thuật và ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, thí dụ có tiền sử huyết khối nghẽn mạch và người bệnh cần bất động thời gian dài sau phẫu thuật, nhất là người tuổi từ 40 trở lên.
  • Xử trí huyết khối nghẽn động mạch bao gồm cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch ngoại vi cấp và đột quỵ.
  • Điều trị hội chứng đông máu rải rác nội mạch.
  • Dự phòng tai biến huyết khối nghẽn tĩnh mạch ở môi trường phẫu thuật hay ở người nằm liệt giường do bệnh nội khoa.
  • Thường dùng heparin trong khi chờ thuốc chống đông máu đường uống có tác dụng và ngừng sử dụng khi thuốc đường uống đã có tác dụng.
  • Dự phòng đông máu trong thẩm phân máu và các thủ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể khác như tim – phổi nhân tạo.
  • Ngoài ra heparin còn dùng làm chất chống đông máu trong truyền máu hoặc khi lấy bệnh phẩm máu. Rửa ống cathete để duy trì ống thông.

Chống chỉ định thuốc Heparin

  • Mẫn cảm với heparin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tiền sử giảm tiểu cầu nặng týp II (giảm tiểu cầu do heparin).
  • Bệnh hemophilia.
  • Có vết loét dễ chảy máu, loét dạ dày và u ác tính.
  • Dọa sẩy thai, trừ khi có kèm theo đông máu nội mạch.
  • Bị rối loạn đông máu nặng, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, chọc dò tủy sống hoặc quanh màng cứng và phong bế giao cảm.
  • Các tổn thương, chấn thương và phẫu thuật ở TKTW, mắt và tai (tuy nhiên liều thấp để dự phòng huyết khối thì vẫn dùng).
  • Giảm tiểu cầu nặng ở các người bệnh không có điều kiện làm đều đặn các xét nghiệm về đông máu (thời gian đông máu, thời gian cephalin) khi dùng heparin liều đầy đủ.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Heparin

Trước khi dùng thuốc Heparin mọi người cần phải hiểu rõ được những vấn đề như sau:

  • Nói cho các bác sĩ được biết nếu bạn bị dị ứng với những thành phần của thuốc Heparin hay những thành phần khác trong những loại thuốc khác.
  • Liệt kê cho các bác sĩ được biết về những loại thuốc các bạn đang dùng gồm cả thuốc được kê đơn/ không được kê đơn (Vitamin/ khoáng chất, thảo dược, thực phẩm chức năng,…)
  • Trường hợp người có nồng độ tiểu cầu thấp, nếu bị chảy máu nặng không thể ngừng được bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định dùng Heparin.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, bị sốt/ bị nhiễm trùng hay trong thời gian gần đây các bạn làm xét nghiệm rút tủy sống, phẫu thuật, gây tê tủy sống. Nhất là những trường hợp có liên quan đến tủy sống, não, mắt hay những cơn đau tim.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú khi đó cũng cần phải báo cáo rõ cho các bác sĩ được biết rõ, máu đông ở chân, phổi/ bất kỳ nơi nào, cơ thể bầm tím bất thường, loét dạ dày/ ruột, tăng huyết áp hay bị mắc bệnh về gan.
  • Trường hợp đang tiến hành phẫu thuật khi đó mọi người cũng cần phải khai báo rõ cho các bác sĩ được biết rõ.
  • Hãy báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu bạn đang trong thời gian hút thuốc, bia/ rượu khi đó cần phải ngừng sử dụng trong thời gian dùng thuốc Heparin.

Liều lượng thuốc Heparin

Liều lượng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp truyền tĩnh mạch liên tục cho người bị tắc nghẽn mạch máu

* Dạng thuốc truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng khoảng 5000 đơn vị/ lần, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1300 đơn vị/ giờ.
  • Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng  tiêm tĩnh mạch một liều 80 đơn vị/ lần. Sau đó bạn có thể cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng 18 đơn vị/ kg trọng lượng cơ thể/ giờ.

* Dạng thuốc tiêm dưới da

  • Sử dụng 17500 đơn vị tiêm dưới da, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ. Liều lượng dùng nên được điều chỉnh  để duy trì.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị tắc nghẽn mạch máu

  • Sử dụng 5000 đơn vị để tiêm dưới da, khoảng cách giữa các liều dùng 8 – 12 giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị bệnh thuyên tắc phổi

* Dạng thuốc truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng khoảng 5000 đơn vị/ lần, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1300 đơn vị/ giờ.
  • Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng  tiêm tĩnh mạch một liều 80 đơn vị/ lần. Sau đó bạn có thể cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng 18 đơn vị/ kg trọng lượng cơ thể/ giờ.
  • Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân đã thuyên tắc phổi: dùng liều ban đầu là truyền tĩnh mạch lớn hơn 10000 đơn vị và sau đó dùng liều 1500 đơn vị/ giờ.

* Dạng thuốc tiêm dưới da

Sử dụng 17500 đơn vị, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Dùng trong trường hợp cho người bị nhồi máu cơ tim

* Dạng truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu, sau đó là 1000 đơn vị/ giờ theo đường truyền tĩnh mạch liên tục.

Dùng trong trường hợp cần điều trị cho người bị đau thắt ngực

* Dạng truyền tĩnh mạch

  • Sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu, sau đó là 1000 đơn vị/ giờ theo đường truyền tĩnh mạch liên tục.
  • Dùng trong trường hợp điều  trị chống đông máu cho phụ nữ khi mang thai
  • Sử dụng 5000 đơn vị cho liều ban đầu, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người bị bệnh huyết khối, huyết khối tắc mạch

  • Sử dụng 1000 đơn vị/ ml cho liều ban đầu, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

Liều lượng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp trẻ bị huyết khối, huyết khối tắc mạch

  • Nhóm trẻ sơ sinh: Sử dụng 10 đơn vị/ ml, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.
  • Nhóm trẻ em: Sử dụng 100 đơn vị/ml, khoảng cách giữa các liều dùng từ 6 – 8 giờ.

Các trường hợp trẻ mắc bệnh có liều dùng cụ thể ra sao nên tham khảo  ý kiến của bác sĩ trước khi bạn có ý định cho trẻ dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bậc phụ huynh không được tự ý cho trẻ uống khi chưa có chỉ định từ thầy thuốc.

Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi (3)
Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi (3)

Cách sử dụng thuốc Heparin như thế nào?

  • Thuốc Heparin có thể được dùng theo đường tiêm dưới da hoặc vào tĩnh mạch qua đường tĩnh mạch.
  • Không nên tự tiêm mà hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế để có cách dùng đúng và liều lượng chuẩn.
  • Quan sát ống tiêm trước khi được dùng, nếu thấy ống chứa dung dịch tiêm có dấu hiệu biến đổi về màu sắc hoặc vẩn đục thì nên bỏ, hạn chế tối đa những tác hại do ảnh hưởng từ chất lượng của thuốc.
  • Heparin có thể chuyển từ dạng tiêm thành dạng uống. Có những trường hợp sẽ cần phải sử dụng đồng thời cả dạng tiêm và uống để rút ngắn thời gian điều trị.
  • Tuân thủ theo chỉ định của những người có năng lực chuyên môn để quá trình sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao và an toàn.
  • Nếu thấy bệnh tình có chuyển biến xấu khi đang điều trị bằng Heparin thì nên thông báo cho thầy thuốc biết để có hướng điều chỉnh phù hợp hơn với người bệnh.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Heparin

Có một số điều người dùng cần lưu ý như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để tránh gây hại đến sức khỏe thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ cho người dùng nên những trường hợp cần tập trung cao độ trong công việc như người thường xuyên phải lái xe, vận hành máy móc… nên cân nhắc kỹ thời gian sử dụng để tránh những tác hại không đáng có.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc có một nồng độ tiểu cầu thấp mà không thể ngừng lại. Hoặc trường hợp trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc bị sốt hãy nhiễm trùng, xét nghiệm rút tủy sống, phẫu thuật… các vấn đề sức khỏe khác để có các thay đổi trong liệu pháp điều trị cho phù hợp hơn.
  • Hút thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của thuốc nên bạn không hút thuốc khi đang trong quá trình điều trị. Ngoài ra có những loại thức ăn, đồ uống gây tương tác với thuốc. Hãy hỏi các chuyên viên y tế để biết thêm về thông tin này.

Tác dụng phụ của Heparin

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn có:

  • Ấm hoặc đổi màu da
  • Đau ngực, nhịp tim không đều
  • Khó thở, chóng mặt, lo lắng , đổ mồ hôi
  • Bất kỳ chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Đau dữ dội hoặc sưng ở dạ dày, lưng dưới hoặc bẹn của bạn
  • Da sẫm màu hoặc xanh lam trên bàn tay hoặc bàn chân của bạn
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn
  • Mệt mỏi bất thường
  • Chảy máu không ngừng
  • Chảy máu mũi, có máu trong nước tiểu hoặc phân, phân có màu đen hoặc hắc ín, ho ra máu hoặc chất nôn trông giống như bã cà phê.

Ngừng sử dụng thuốc này và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có:

  • Thay đổi da nơi tiêm thuốc
  • Sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi , hoặc chảy nước mắt
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường, có đốm tím hoặc đỏ dưới da
  • Dấu hiệu của cục máu đông – đột ngột tê hoặc yếu, các vấn đề về thị lực hoặc lời nói, sưng hoặc đỏ ở cánh tay hoặc chân.

Các tác dụng phụ thông thường của heparin có thể bao gồm:

  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
  • Chảy máu không kiểm soát được
  • Phản ứng dị ứng
  • Xét nghiệm chức năng gan bất thường.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về tác dụng phụ.

Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi (4)
Thuốc Heparin điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi (4)

Những loại thuốc khác sẽ ảnh hưởng đến Heparin?

Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve), celecoxib, diclofenac, indomethacin, meloxicam và các loại khác. Sử dụng NSAID với heparin có thể khiến bạn dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.

Nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc khác của bạn, đặc biệt là:

  • Chất làm loãng máu – warfarin, coumadin, jantoven
  • Các tetracyclin
  • Nicotin
  • Thuốc kháng histamine

Danh sách này không đầy đủ và nhiều loại thuốc khác có thể tương tác với heparin. Điều này bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Không phải tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra đều được liệt kê ở đây.

Độ ổn định và bảo quản

  • Không được dùng dung dịch heparin khi đã vẩn đục hoặc chuyển màu.
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 30°C và tránh để đông lạnh.

Độ ổn định ở nhiệt độ phòng và tủ/phòng lạnh:

  • Dung dịch tự pha: 24 giờ.
  • Dung dịch pha sẵn: 4 ngày kể từ khi mở nắp. Không có các phụ kiện ổn định bên ngoài đơn vị đóng gói nhỏ nhất: 30 ngày.

Nguồn: Healthy ung thư

Bác sĩ Võ Lan Phương

Nguồn tham khảo:

Thuốc Heparin cập nhật ngày 27/10/2020:

https://www.drugs.com/heparin.html

Thuốc Heparin cập nhật ngày 27/10/2020:

https://en.wikipedia.org/wiki/Heparin

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here