Loperamid - Thuốc chữa ỉa chảy
Loperamid - Thuốc chữa ỉa chảy
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Loperamid là thuốc gì? Công dụng như thế nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hôm nay, qua bài viết này mọi người sẽ được giải đáp tất cả những thắc mắc đó và tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan.

Thuốc Loperamid là thuốc gì?

  • Loperamid là loại thuốc được phân bổ vào nhóm thuốc đường tiêu hóa, với tác dụng chính là điều trị tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn.
  • Dạng bào chế của thuốc Loperamid là viên nang. Trong mỗi viên nang có chứa hoạt chất chính là Loperamid (dưới dạng Loperamid hydroclorid) hàm lượng 2mg. Ngoài ra còn có sự kết hợp của các tá dược vừa đủ 1 viên nang.

Thuốc Loperamid có tác dụng gì?

  • Thuốc Loperamid hoạt động bằng cách làm giảm nhu động ruột từ đó làm giảm số lần đi ngoài và làm cho phân ít nước nên thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy đột ngột.
  • Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng làm giảm lượng bài tiết ở những bệnh nhân đã trải qua thủ thuật mở thông ruột hồi.
  • Loperamid còn được chỉ định điều trị cho người mắc tình trạng  tiêu chảy trong khi bị viêm ruột thừa.
  • Tuy nhiên cần lưu ý thuốc chỉ điều trị các triệu chứng không phải điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Do đó việc điều trị các triệu chứng khác và nguyên nhân gây ra tiêu chảy nên được tham khảo bới các bác sĩ, dược sĩ.

Chỉ định của thuốc Loperamid 2mg

  • Chỉ định hàng đầu của Loperamid 2mg là điều trị các bệnh tiêu chảy cấp, tiêu chảy mãn tính ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên.
  • Điều trị các tình trạng tiêu chảy với nguyên nhân có liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên và đã được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán sơ bộ.
  • Hỗ trợ điều trị các tình trạng mất nước và điện giải.
  • Điều trị làm giảm các chất thải trong ống tiêu hóa sau khi thực hiện các phẫu thuật tái thông đại tràng, mở thông hồi tràng.

Chống chỉ định của thuốc Loperamid

  • Không sử dụng thuốc Loperamid cho các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.
  • Thuốc Loperamid cũng không được chỉ định dùng cho đối tượng là người già hay trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cấp, bị ức chế nhu động ruột, bị viêm ruột, viêm đại tràng giả mạc, suy gan nặng hay bị lỵ cấp tính.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc điều trị bệnh

Trước khi dùng thuốc Loperamid mọi người cần phải lưu ý kỹ một số vấn đề cụ thể như sau:

  • Nên theo dõi nhu động ruột, lượng phân, nhiệt độ của cơ thể cũng như tình trạng trướng bụng.
  • Đặc biệt dùng thuốc Loperamid đối với những người mắc bệnh giảm chức năng gan/ viêm loét đại tràng.
  • Nên ngừng dùng thuốc Loperamid nếu như sau 48h không mang lại kết quả như mong đợi.
  • Không được dùng thuốc Loperamid kéo dài. Bệnh nhân nên dùng thuốc để điều trị trong những trường hợp bị tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.

Liều dùng của thuốc Loperamid

Người lớn:

+Ỉa chảy cấp: Ban đầu 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg, tối đa 5 ngày.

  • Liều thông thường: 6-8 mg/ngày. Liều tối đa: 16 mg/ngày.

+Ỉa chảy mạn: Uống 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi cầm ỉa.

  • Liều duy trì: Uống 4 – 8 mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần). Tối đa: 16 mg/ngày.

Trẻ em:

+Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em 1 cách thường quy trong ỉa chảy cấp.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày chia thành 2 hoặc 3 liều.

Hoặc:

  • Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Uống 2 mg, 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 2 mg, 3 lần mỗi ngày.
  • Liều duy trì: Uống 1 mg/10 kg thể trọng, chỉ uống sau 1 lần đi ra ngoài.

+Ỉa chảy mạn: Liều chưa được xác định.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Loperamid điều trị bệnh

  • Đọc kỹ những thông tin của nhà sản xuất in trên nhãn dán của thuốc.
  • Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau,  nên người bệnh cần dùng đúng theo dạng mà thầy thuốc chỉ định dùng. Vì tùy thuộc theo cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà dùng từng dạng khác nhau.
  • Để quá trình dùng thuốc đạt hiệu quả cao nhất nên sử dụng ngay sau mỗi lần đi phân lỏng.
  • Hãy uống thuốc khi bụng rỗng và nhai kỹ các dạng viên nén nhai trước khi nuốt.
  • Không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh dưới 24 tháng tuổi hoặc trẻ em dưới 6 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi bị tiêu chảy bạn sẽ bị mất nước nên cần có biện pháp bù nước bằng cách uống nước hoặc các chất điện giải… ăn nhạt trong tình trạng này để giảm kích ứng dạ dày, ruột.
  • Nếu tình trạng tiêu chảy không được cải thiện sau 2 ngày hoặc có thêm các triệu chứng mới và diễn biến bệnh xấu đi thì nên thông báo cho các bác sĩ biết để có những xử lý hoặc thay đổi liều lượng cho phù hợp hơn.

Xử lý các quá liều, quên liều

  • Quá liều: Khi liều sử dụng hàng ngày vượt quá 30 viên có thể dẫn đến tình trạng quá liều với các triệu chứng như táo bón, co cứng bụng, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí gây suy hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp. Cần khẩn trương đưa bệnh nhân đến bệnh viện để làm biện pháp rửa dạ dày và sử dụng than hoạt.
  • Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy bù liều đó ngay tại thời điểm vừa nhớ ra.
  • Nếu thời gian bù liều gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ liều đã quên và tiếp tục duy trì sử dụng thuốc như thông thường. Tuyệt đối, không được bù gấp đôi lượng thuốc so với quy định.
  • Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ bác sĩ hay dược sĩ để nhận được lời khuyên và sự tư vấn phù hợp.

Thuốc Loperamid có tác dụng phụ không?

Thuốc Loperamid giống như những loại thuốc khác, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, cụ thể như:

  • Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, chóng mặt.
  • Trên da có thể sẽ bị phát ban hoặc ngứa nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, ăn không ngon miệng.
  • Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.
  • Tình trạng tiêu chảy ngày càng diễn biến xấu đi.
  • Mặt hoặc lưỡi bị sưng, phát ban đỏ hoặc tím ngày càng lan rộng các vị trí khác nhau của cơ thể,

Có những tác dụng phụ nguy hiểm do thuốc Loperamid  gây ra, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mắc phải. Hãy thường xuyên theo dõi các biểu hiện lạ của cơ thể và hãy đến các cơ sở y tế gần nhất nếu triệu chứng nghiêm trọng để có phương án xử lý kịp thời.

Tương tác của Loperamid với các thuốc khác

Có thể kể ra một số thuốc có sự tương tác với Loperamid như sau:

Tăng độc tính của Loperamid:

  • Thuốc ức chế P – Glycoprotein: Quindin, Ritonavir khi dùng chung với Loperamid sẽ làm giảm hấp thu thuốc dẫn đến tăng nồng độ Loperamid trong huyết tương gây độc.
  • Thuốc ức chế CYP3A4, CYPP28C: Itraconazole cũng làm tăng nồng độ Loperamid trong huyết tương do không quá trình chuyển hóa thuốc bị ức chế.
  • Các thuốc ức chế hệ thần kinh, phenothiazin, thuốc trầm cảm 3 vòng gây ra các tương tác làm tăng độc tính của Loperamid.

Giảm hiệu quả tác dụng của Loperamid:

  • Các thuốc có tính chất dược lực học tương tự Loperamid và các thuốc làm tăng tốc độ hoạt động của đường tiêu hóa khi dùng chung sẽ khiến Loperamid mất đi một phần tác dụng.

Thuốc Loperamid có dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

  • Tính an toàn của Loperamid trên phụ nữ có thai chưa được các nhà khoa học nghiên cứu một cách rõ ràng mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả thuốc gây ra sự quái thai cho thai nhi. Vì thế mà khuyến cáo ở đây được đưa ra là không sử dụng Loperamid trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: đã có nghiên cứu cho thấy Loperamid được phát hiện với hàm lượng rất nhỏ ở trong sữa mẹ. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về việc Loperamid gây hại cho trẻ nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo không nên dùng loại thuốc này cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng và chỉ sử dụng Loperamid cho phụ nữ có thai và đang cho con bú khi không có sự lựa chọn thay thế nào an toàn hơn Loperamid.

Thuốc Loperamid giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

  • Hiện nay, thuốc Loperamid có nguồn gốc trong nước, do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco sản xuất và đã được phân phối đến các cửa hàng thuốc trên cả nước. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng tìm mua thuốc Loperamid tại các nhà thuốc, quầy thuốc hay đại lý phân phối thuốc.
  • Thuốc Loperamid được bán trên thị trường với giá là 25.000 đồng/hộp, mỗi hộp chứa 100 viên chia làm 10 vỉ.
  • Lưu ý: hãy lựa chọn những cửa hàng uy tín để mua được loại thuốc tốt nhất, đề phòng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát.
  • Nhiệt độ bảo quản phù hợp tốt nhất là nên dưới 30ºC.
  • Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Lưu ý, không dùng thuốc hết hạn. Ngày dùng của thuốc được thông tin trên bao bì của sản phẩm.

Nguồn: Healthy ung thư

Bác sĩ Võ Lan Phương

Nguồn tham khảo:

Thuốc Loperamid cập nhật ngày 22/01/2021: https://www.drugs.com/mtm/loperamide.html

Thuốc Loperamid cập nhật ngày 22/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Loperamide

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here