Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường
Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường
Rate this post

Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường như thế nào? Công dụng, chỉ định, tác dụng phụ thuốc Mediator cùng Healthy ung thư tìm hiểu ngay nào.

Thông tin cơ bản Mediator 150mg Benfluorex

  • Tên thương hiệu: Mediator
  • Thành phần hoạt chất: Benfluorex
  • Nhóm thuốc: Hocmon, Nội tiết tố
  • Nhà sản xuất: Les Laboratoires Servier Industrie (Pháp)
  • Hàm lượng: 150mg
  • Dạng: Viên nén bao đường
  • Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 15 viên

Mediator là gì?

Thuốc Mediator 150mg đã được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thừa cân. Nó đã được sử dụng kết hợp với một chế độ ăn uống thích hợp.

Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (2)

Mediator hoạt động như thế nào?

Mediator hoạt động bằng cách làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể sử dụng tốt hơn insulin mà nó tạo ra và đường huyết bị giảm. Nó cũng có tác dụng đối với gan bằng cách tăng sản xuất glycogen (dạng dự trữ glucose trong gan). Điều này đã được biết là làm cho bệnh nhân cảm thấy ít đói hơn (ức chế sự thèm ăn).

Chỉ định điều trị Mediator

  • Mediator dùng bổ sung cho một chế độ ăn kiêng thích hợp. Bệnh đái tháo đường đi đôi với béo phì (làm giảm mức glucose trong máu).
  • Bệnh tăng lipid- máu (làm giảm mức lipid trong máu). Mức lipid trong máu là nhân tố chủ yếu trong bệnh xơ vữa động mạch (đọng các mảng mỡ trên thành động mạch.

Bệnh tiểu đường là gì?

  • Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
  • Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
  • Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

6 biểu hiện dễ nhận biết nhất của đái tháo đường

1. Liên tục khát nước

Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư.

Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

3. Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu.

Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.

4.Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

5. Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

6. Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là dấu hiệu mắc đái tháo đường.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.

Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (3)
Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (3)

Chống chỉ định Mediator

  • Không được dùng thuốc này cho bệnh nhân viêm tụy mãn (suy tụy)
  • Nếu nghi ngờ xin đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.

Trước khi dùng Mediator bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng Mediator, bạn nên báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với Benfluorex, tá dược của thuốc.
  • Bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc loài động vật nào.
  • Bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với Mediator.
  • Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
  • Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Liều dùng Mediator như thế nào?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Mediator cho người lớn như thế nào?

  • Bạn dùng 150 mg uống 3 lần mỗi ngày.

Liều dùng Mediator cho trẻ em như thế nào?

  • Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh.
  • Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc Mediator, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Bạn nên sử dụng Mediator như thế nào?

  • Bạn uống Mediator cùng với thức ăn. Ngoài ra, trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiển bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.
  • Luôn luôn tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ.

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Mediator?

Như các loại thuốc khác, Mediator có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:

  • Phân lỏng
  • Buồn nôn
  • Khó chịu vùng thượng vị
  • Suy nhược
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (4)
Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (4)

Tương tác Mediator

Mediator có thể tương tác với thuốc nào?

  • Mediator có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
  • Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
  • Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Mediator, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Mediator có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

  • Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Mediator?

  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Mediator. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là viêm tụy mạn tính.

Mediator có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai không?

  • Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên thú vật cho thấy thuốc không có tác dụng gây quái thai.
  • Do thiếu số liệu ở người, các kết quả nghiên cứu trên thú vật không thể cho phép kết luận rằng thuốc có gây dị dạng hay không. Do đó nên thận trọng, không kê toa cho phụ nữ mang thai.

Mediator có ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú không?

  • Không có số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, khuyên không nên cho con bú mẹ trong thời gian điều trị.

Dược lực học

Thuốc Mediator tác động lên một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

Tác động của Mediator lên chuyển hóa glucide

  • Trong bệnh đái tháo đường không có triệu chứng ở bệnh nhân béo phì, Mediator làm giảm đường huyết sau khi ăn và cải thiện vùng HPO (vùng dưới đường cong gây bởi phương pháp làm tăng đường huyết) ở mức cao hơn so với đường cong ghi nhận được so với cùng một chế độ ở bệnh nhân được cho dùng placebo.
  • Mediator không có tác động trên sự bài tiết insuline, do đó không gây tụt đường huyết.

Tác động của Mediator lên chuyển hóa lipide

  • Làm giảm hấp thu triglycéride ở ruột. Tác động này đã được xác nhận trên người qua các khảo sát dược lý lâm sàng, dựa trên đặc tính làm giảm hoạt động của men lipase của tuyến tụy.
  • Làm giảm sự tổng hợp triglycéride và cholestérol ở gan in vitro và in vivo (chuột cống).
  • Làm giảm sự nhiễm mỡ ở gan do ăn nhiều lipide, glucide trong các khảo sát ở chuột cống bị b o phì cũng như khảo sát trên chuột cống được thí nghiệm gây đái tháo đường.
  • Giới hạn sự gắn cholest rol vào thành động mạch (thỏ).
  • Cơ chế tác động này có thể được dùng để giải thích sự giảm cholestérol và triglycéride ở người.

Tác động bổ sung của Mediator

  • Ở bệnh nhân b o phì tăng acide urique huyết được điều trị bằng Mediator phối hợp với chế độ ăn kiêng, acide urique huyết được ghi nhận giảm khoảng 14%.
  • Không có trường hợp tương tác bất lợi nào được ghi nhận khi dùng phối hợp Mediator với các trị liệu khác.

Mediator

  • Không làm tăng tác động chống đông máu.
  • Không gây tụt đường huyết.
  • Không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

Dược động học

  • Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa với đỉnh hấp thu đạt được từ 1 đến 2 giờ sau khi uống thuốc.
  • Đào thải nhanh và hoàn toàn qua nước tiểu: sau 8 giờ, trung bình có khoảng 74% liều uống vào được đào thải.
  • Sự đào thải được thực hiện theo 2 pha: pha đầu tiên nhanh (60% trong 3 hoặc 4 giờ), pha thứ hai chậm, chấm dứt sau khoảng 36 giờ.
Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (5)
Thuốc Mediator 150mg Benfluorex điều trị tiểu đường (5)

Bảo quản Mediator

Bảo quản Mediator ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Không nên bảo quản Mediator trong phòng tắm. Không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Nguồn: Healthy ung thư

Bác sĩ Võ Lan Phương

Nguồn tham khảo:

Thuốc Mediator 150mg Benfluorex cập nhật ngày 30/07/2020:

https://en.wikipedia.org/wiki/Benfluorex

Thuốc Mediator 150mg Benfluorex cập nhật ngày 30/07/2020:

https://www.ema.europa.eu/en/medicines/human/referrals/benfluorex

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here