
Oxytocin là thuốc gì? Liều lượng thuốc dùng để điều trị bệnh như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan dưới đây.
Thông tin về thuốc Oxytocin
- Tên đầy đủ: Oxytocin
- Hoạt chất và Nồng độ/Hàm lượng: Oxytocin – 5 IU/1 ml
- Quy cách đóng gói: Hộp 20 vỉ x 5 ống 1 ml
- Số đăng ký lưu hành: VN-20167-16
- Tiêu chuẩn: NSX
- Phân loại thuốc: Thuốc kê đơn
- Dạng bào chế thuốc: Dung dịch tiêm
- Công ty sản xuất: Gedeon Richter Plc.; Gyomroi ut 19-21, Budapest, 1103 Hungary;
- Đơn vị đăng ký: Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
- Thời gian bảo quản: 36 tháng
Oxytocin có tác dụng như thế nào?
- Oxytocin là hormone tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng đối với việc co bóp tử cung. Oxytocin còn có tác dụng trong việc kích thích chuyển dạ, quá trình co bóp dạ con khi phụ nữ sinh nở, đặc biệt có khả năng kiểm soát được tình trạng chảy máu sau khi sinh con.
- Oxytocin cũng được các bác sĩ sử dụng nhằm kích thích co bóp tử cung đối với phụ nữ trong trường hợp có nguy cơ sẩy thai hay thai bị bỏ sót. Ngoài ra, những tác dụng khác của Oxytocin không được liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng dùng tương ứng.
Oxytocin có những dạng và hàm lượng nào?
Oxytocin có những dạng và hàm lượng sau:
- Dung dịch tiêm: Oxytocin 5IU, 10 đơn vị/mL (1ml, 10 ml, 30 ml, 50 ml).
Cơ chế hoạt động Oxytocin
- Oxytocin 5 IU/1ml thúc đẩy các cơn có thắt từ đó kích hoạt chuỗi hoạt động của myosin. Oxytocin có các thụ thể đặc biệt trong niêm mạc cơ tử cung và nồng độ thụ thể được tăng lên rất nhiều trong thời kỳ mang thai.
- Tử cung phản ứng sau khi tiêm thuốc đơn vị IV vào trong cơ thể và giảm sau 1 giờ. Tại tử cung quá trình co thắt diễn ra từ 3 – 5 phút sau khi dùng thuốc IM và giảm sau 2 – 3 giờ.
- Oxytocin được chuyển hóa nhanh ở gan và huyết tương và cũng được chuyển hóa một mức nhỏ bởi các tuyến vú.
- Thuốc bị phân hủy tại gan và thận, quá trình phân hóa chuyển hóa trong một thời gian rất ngắn. Bài trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần còn cũng được bài tiết vào nước tiểu nhưng ở dạng không đổi.
Chỉ định thuốc Oxytocin
Các trường hợp chỉ định sử dụng thuốc Oxytocin
- Gây chuyển dạ khi để.
- Kích thích chuyển dạ trong những trường hợp sản phụ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, suy nhau thai gần đến ngày sinh và nếu tiếp tục mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Tăng co bóp cơ tử cung trong khi để do chuyển dạ kéo dài hoặc đờ tử cung.
- Dùng để phòng và trị chảy máu sau sinh.
- Gây sảy thai do thai bị sót hoặc thai chết lưu.
Chống chỉ định thuốc Oxytocin
- Người bệnh bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Người bị suy tim ở mức độ vừa và nặng.
- Người bị bệnh tâm thần.
- Cơn co tử cung cường tính.
- Phụ nữ có nguy cơ dễ bị vỡ do sinh mổ nhiều lần, có sẹo phẫu thuật tử cung.
- Trường hợp sinh khó và có chỉ định phẫu thuật.
- Bị đờ tử cung trơ với Oxytocin.
- Nhiễm độc thai nghén, sản giật.
Những lưu ý trước khi dùng Oxytocin
Khi sử sự bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào bạn và bác sĩ cũng phải được cân đối với các lợi ích. Đối với thuốc Oxytocin cũng vậy, các điều sau đây cần được xem xét:
- Hiện chưa có những thông tin cụ thể về mối quan hệ của tuổi tác với tác dụng của Oxytocin ở trẻ em. Tính an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.
- Để tránh từng trạng dị ứng, bạn nên báo cho bác sĩ biết những phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc Oxytocin hay bất kỳ loại thuốc nào khác như: thuốc nhuộm, chất bảo quản, các loại thực phẩm hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Trước, trong hoặc sau khi sử dụng, bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Lưu ý không bảo quản trong phòng tắm hay ngăn đá của tủ lạnh vì mỗi loại thuốc có phương pháp bảo quản khác nhau, do đó bạn nên thực hiện phương pháp bảo quản như trong hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của các dược sĩ.
- Đồng thời nên tránh xa tầm với của trẻ cũng như động vật; không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ ngay tại các nhà thuốc tân dược hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng Oxytocin như thế nào?
Liều lượng Oxytocin đối với mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Trước khi chỉ định dùng các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và tùy từng đối tượng để chỉ định liều tương ứng. Theo đó, liều Oxytocin được chỉ định cụ thể như sau:
Liều lượng Oxytocin dành cho người lớn
- Phụ nữ trong khi chuyển dạ: liều dùng ban đầu được chỉ định 0.5 – 1ml theo đường truyền tĩnh mạch. Sau tầm khoảng 30 – 60 phút, sẽ tăng liều từ khoảng 1 – 2ml, cho đến lúc tình trạng co bóp xảy ra.
- Đối tượng bị chảy máu sau khi sinh: chỉ định dùng 10 – 40 unit Oxytocin, truyền tĩnh mạch khoảng 1.000ml, lưu ý tốc độ đủ để có thể kiểm soát được tình trạng chảy máu. Chỉ định dùng 10 unit, tiến hành tiêm trong trường hợp chuyển dạ nhau thai.
- Hướng dẫn liều lượng đối với trường hợp phá thai: chỉ định dùng 10 unit trong khoảng 500ml theo đường truyền tĩnh mạch. Nhằm mục đích điều chỉnh lượng để hỗ trợ tử cung trong khi co bóp.
- Trường hợp sau khi tiêm phá thai giữa kỳ: liều lượng chỉ định 10 – 20ml/ phút theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, lưu ý không được vượt quá 30 unit trong thời gian 12h, bởi sẽ có nguy cơ gây nên tình trạng nhiễm độc.
Hướng dẫn liều dùng Oxytocin dành cho trẻ em
Hiện nay, liều dùng Oxytocin vẫn chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ an toàn dành cho trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải trao đổi với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi có ý định dùng Oxytocin đối với trẻ.
Bạn nên dùng Oxytocin như thế nào?
- Oxytocin được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Bạn sẽ được tiêm thuốc tại bệnh viện.
- Các cơn co thắt và các dấu hiệu quan trọng khác sẽ được theo dõi chặt chẽ trong khi bạn đang tiêm Oxytocin. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định thời gian điều trị của bạn bằng thuốc này.
- Trong thời gian chuyển da, nhịp tim của em bé cũng sẽ được theo dõi với sự theo dõi tim thai để đánh giá tác dụng của Oxytocin đối với em bé.
Nếu bạn quên một liều Oxytocin
Vì Oxytocin được sử dụng khi cần thiết, nó không có lịch dùng thuốc hàng ngày.
Nếu bạn uống quá liều Oxytocin
Vì Oxytocin được cung cấp bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong môi trường y tế, bạn sẽ được theo dõi liên tục để đảm bảo rằng bạn đang nhận được liều chính xác.
Tác dụng phụ khi sử dụng Oxytocin
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Oxytocin bao gồm:
- Rối loại tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…
- Bị ảnh hưởng đến trí nhớ.
- Dị ứng, chảy nước mũi, đau xoang.
- Cơn co bóp tử cung diễn ra với cường độ mạnh hơn so với bình thưởng.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra khi sử dụng thuốc này cần báo ngay cho bác sĩ được biết:
- Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh, chậm hoặc không đều.
- Tình trạng chảy máu sau khi sinh diễn ra quá lâu
- Rối loạn cảm giác, đau đầu, nói lắp, ảo giác, co giật, ngất xỉu, thở nông hoặc ngưng thở.
- Huyết áp cao gây nguy hiểm cho người bệnh.
Không phải ai cũng có thể gặp những tác dụng trên khi sử dụng Oxytocin. Do đó, cần báo ngay với bác sĩ nếu thấy có những biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc.
Nên tránh những gì khi dùng Oxytocin?
Làm theo hướng dẫn của người chăm sóc của bạn về việc uống hoặc hạn chế chất lỏng. Trong một số trường hợp, uống quá nhiều chất lỏng có thể không an toàn trong khi bạn đang nhận Oxytocin.
Những loại thuốc nào tương tác với Oxytocin?
Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến Oxytocin, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng và bất kỳ loại thuốc nào bạn chuẩn bị hoặc ngừng sử dụng.
Oxytocin có thể tương tác với các loại thuốc cụ thể được liệt kê dưới đây:
- Acetylsalicylic Acid (aspirin)
- Adrenalin (epinephrine)
- Aspirin
- Ativan (lorazepam)
- Cipro (ciprofloxacin)
- Dextrose (glucose)
- Dopamine
- Hemabate (carboprost)
- Lactated Ringers dạng tiêm (dung dịch lvp)
- Lasix (furosemide)
- Methergine (methylergonovine)
- OxyContin (oxycodone)
- Paracetamol (acetaminophen)
- RhoGAM (rho (d) globulin miễn dịch)
- Sildenafil
- Tylenol (acetaminophen)
- Valproate Sodium (valproic acid)
- Vasopressin
- Vitamin B Complex 100 (multivitamin)
- Vitamin C (ascorbic acid)
- Vitamin D3 (cholecalciferol)
- Vitamin K (phytonadione)
- Vitamin K1 (phytonadione)
- Xanax (alprazolam)
- Zofran (ondansetron).
Phụ nữ mang thai và cho con bú có dùng thuốc Oxytocin được không?
Phụ nữ mang thai
- Không được dùng thuốc trong 3 hoặc 6 tháng đầu thai kỳ. Ngoại trừ trường hợp sảy thai tự nhiên hoặc gây sảy thai
- Oxytocin không gây dị dạng thai khi dùng theo chỉ định
- Tuy nhiên, thuốc có thể gây các tác dụng không mong muốn khác lên trẻ.
Phụ nữ cho con bú
- Oxytocin có thể bài tiết một lượng nhỏ vào sữa mẹ
- Khi cần điều trị Oxytocin sau sinh (trường hợp kiểm soát chảy máu nặng), chỉ cho con bú sau khi ngừng thuốc ít nhất 1 ngày.
Bảo quản thuốc
- Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Đối với thuốc đã hết hạn, bệnh nhân cần được dược sĩ chuyên môn hướng dẫn các sử lý, không được tự ý vứt thuốc vào buồn cầu hoặc vứt xuống cống rãnh khi chưa có chỉ định.
Thuốc tiêm Oxytocin được bán với giá bao nhiêu?
Bạn đọc có thể tìm mua thuốc Oxytocin tại các cửa hàng thuốc tây hoặc các cơ sở khám chữa bệnh. Trên thị trường hiện nay, thuốc tiêm Oxytocin được bán với giá là 38.000 đồng/ hộp/ 10 ống (giá tham khảo).
Thông tin bài viết đã cung cấp cho người đọc các thông tin khái quát về thuốc Oxytonic. Tuy nhiên, bài biết chỉ có giá trị tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc nên tìm hiểu kỹ thuốc trước khi sử dụng, hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bệnh nhân không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Nguồn: Healthy ung thư
Bác sĩ Võ Lan Phương
Nguồn tham khảo:
Thuốc Oxytocin cập nhật ngày 30/01/2021: https://www.drugs.com/mtm/oxytocin.html
Thuốc Oxytocin cập nhật ngày 30/01/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Oxytocin_(medication)