
Sterogyl phòng ngừa và điều trị thiếu hụt vitamin D như thế nào? Công dụng, chỉ định, tác dụng phụ thuốc Sterogyl cùng Healthy ung thư tìm hiểu ngay nào.
Thông tin cơ bản Sterogyl
- Tên thuốc: Sterogyl
- Thành phần hoạt chất: Ergocalciferol
- Hàm lượng: 2,000,000UI/ 100ml
- Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
- Dạng bào chế: Dung dịch uống giọt
- Đóng gói: Hộp 1 lọ 20ml
Sterogyl là thuốc gì?
- Sterogyl là chế phẩm thuốc dạng dung dịch nhỏ giọt chứa thành phần hoạt chất chính là Ergocalciferol (hay còn gọi là vitamin D2) với hàm lượng 2,000,000UI/ 100ml. Được đóng gói dạng hộp 1 lọ thủy tinh màu nâu chứa 20ml dung dịch thuốc. Sterogyl được sản xuất bởi công ty sản xuất DMS Farmaceutici S.p.a. của Italia.
- Mỗi 100ml thuốc Sterogyl có chứa Ergocalciferol 2,000,000UI, 2mg hydroquinone và 93.6ml ethanol 96% và nước tinh khiết vừa đủ.
Sterogyl có tác dụng gì?
- Sterogyl 2000000UI/100ml có hoạt chất chính là Egorcalciferol là một chất đại diện cho nhóm vitamin D vì thế trong trường hợp bệnh nhân gặp các triệu chứng bệnh lý như còi xương, hấp thu kém, loạn dưỡng xương…do thiếu vitamin D thì cần bổ sung Ergocalciferol.
- Nó cũng có tác dụng trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp do thiếu hụt vitamin D.
- Tác dụng của nó thông qua cơ chế tác dụng lên ruột làm tăng khả năng hấp thu calci và phosphat trên bộ xương từ đó tăng khoáng hóa của xương và các tuyến cận giáp.

Chỉ định của Sterogyl
- Sterogyl chủ yếu được chỉ định phòng ngừa và điều trị trong trường hợp thiếu hụt vitamin D.
- Ngoài ra Sterogyl còn chỉ định để điều trị một số bệnh lý liên quan như suy tuyến cận giáp, còi xương kháng vitamin D và giảm phosphor máu.
Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.
- Tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi calci (thận).
Đối tượng sử dụng thuốc Sterogyl
- Người bị loãng xương, đau nhức xương
- Người muốn tăng chiều cao
Một số lưu ý khi dùng Sterogyl
Trước khi dùng thuốc Sterogyl điều trị bệnh và phòng ngừa tình trạng thiếu hụt hàm lượng Vitamin D mọi người cần phải lưu ý kỹ một số vấn đề như sau:
- Hãy trao đổi với các bác sĩ nếu như bị dị ứng với những thành phần có trong thuốc Sterogyl, hay những thành phần có trong các loại thuốc khác.
- Đối tượng là phụ nữ đang trong thời gian mang thai/ cho con bú cũng cần phải trao đổi với các bác sĩ. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ cân nhắc để điều chỉnh liều dùng thuốc tương ứng.
- Trường hợp bị dị ứng với những loại hóa chất, thuốc nhuộm hay bất kỳ con vật khác.
- Theo đánh giá chung cho thấy trong thuốc Sterogyl có chứa khoảng 14mg cồn. Do đó, tốt nhất mọi người không được dùng chung với những loại thuốc khác có chứa hàm lượng Vitamin D. Trong những trường hợp dùng liều cao, cần phải tiến hành theo dõi Canxi niệu, Canxi huyết,…
Cách dùng – Liều dùng của Sterogyl
Cách dùng
Dùng đường uống, không nên uống nguyên chất do đậm đặc mà nên pha với nưới sôi để nguội, sữa hoặc nước ép trái cây để dùng cùng.
Liều dùng
Trong phòng thiếu hụt vitamin D dùng các liều như sau:
- Trẻ sơ sinh dùng sữa mẹ có giàu vitamin D dùng liều 1 đến 2 giọt mỗi ngày.
- Trẻ em đang dùng sữa mẹ nhưng không nhận được đủ lượng vitamin D và trẻ em dưới 5 tuổi dùng liều 2 đến 5 giọt một ngày.
- Thanh thiếu niên cần vitamin D cho sự phát triển xương dùng liều 1 đến 2 giọt một ngày vào mùa đông.
- Phụ nữ mang thai trong trường hợp cần thiết cần bổ sung vitamin D cần dùng liều 1 đến 2 giọt trong ngày dùng trong ngày đông hoặc phụ nữ mang thai ít tiếp xúc với ánh mặt trời.
- Phụ nữ đang cho con bú dùng cho trẻ sinh vào mùa đông xuân hay ít tiếp xúc với ánh mặt trời dùng liều 1 đến 2 giọt một ngày để bổ sung cho mẹ và trẻ qua sữa mẹ.
- Người già dùng liều 1 đến 5 giọt một ngày.
- Những người trưởng thành có bệnh lý tiêu hóa và suy thận dùng liều 2 đến 5 giọt một ngày.
- Dùng cho trẻ em và người trưởng thành phòng các trường hợp bệnh nhân mắc chứng co giật dùng liều từ 3 đến 5 giọt.
- Phòng các trường hợp đặc biệt khác dùng liều 1 đến 2 giọt mỗi ngày.
- Điều trị thiếu hụt vitD trong các bệnh lý còi xương, loạn dưỡng xương, hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, các bệnh lý tuyến giáp dùng mỗi ngày 5 đến 10 giọt điều trị trong vòng 3 đến 6 tháng.
Cách xử lý các quá liều, quên liều
- Khi sử dụng quá liều bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau đây: ảnh hưởng tới thần kinh gây nhức đầu mệt mỏi, choáng váng. Rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, xuất hiện sỏi calci niệu, vôi hóa các mô trong cơ thể, tăng nồng độ phosphat trong huyết tương và cả trong nước tiểu. Nếu gặp phải tình trạng quá liều bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, uống nhiều nước, tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xử lý.
- Khi bệnh nhân quên một liều cần sử dụng ngay khi nhớ nếu gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên. Dùng đúng đủ liều tiếp theo không được tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Tác dụng phụ của Sterogyl
Ngoài tác dụng phụ gây tăng canxi huyết (gây chóng mặt , buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức, lờ đờ ,đau đầu ,buồn nôn ,nôn hoặc co giật) và mất xương quá mức (gây yếu xương, loãng xương). Sterogyl có thể gây ra tác dụng phụ trên một số cơ quan, chức năng của cơ thể như:
- Trên thận: gây suy giảm chức năng thận, đa niệu, thiểu niệu, tăng canxi niệu, tăng huyết áp, đặc biệt có thể gây suy thận không hồi phục và có thể dẫn đến tử vong.
- Trên hệ thống thần kinh: Sterogyl có thể làm chậm phát triển tâm thần. Đặc biệt cần lưu ý khi dùng cho trẻ đang tuổi phát triển.
- Trên mô mềm: vôi hóa các mô mềm của tim, mạch máu, ống thận và phổi.
- Giảm tốc độ tăng trưởng trung bình và tăng khoáng hóa xương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây ra những cơn đau nhức không rõ ràng, yếu xương, chậm hoặc giảm phát triển chiều cao
- Trên tiêu hóa: gây các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón.
- Trên chuyển hóa: nhiễm toan nhẹ, thiếu máu, giảm cân.
- Nguy cơ loãng xương cao hơn với người cao tuổi hoặc người có tiền sử gãy xương khi sử dụng Sterogyl.
Khi gặp phải bất kỳ một triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng Sterogyl, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Khả năng tương tác của Sterogyl
Sterogyl cũng như những loại thuốc khác có khả năng tương tác với các loại thuốc khác, hay có thể gia tăng thêm những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhằm để tránh được tình trạng này tốt nhất mọi người cần phải liệt kê toàn bộ các loại thuốc đang dùng, trong đó bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn như: Vitamin/ khoáng chất, thực phẩm chức năng, thảo dược.
Một số loại thuốc không được dùng chung với Sterogyl như:
- Những loại thuốc lợi tiểu Thiazide.
- Thuốc Orlistat.
Bên cạnh đó, Sterogyl còn có khả năng với những loại thực phẩm, thuốc lá hay bia/ rượu nhất định. Tốt nhất hãy trao đổi cụ thể với các bác sĩ về những loại thực phẩm, thuốc lá hay bia rượu để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn cụ thể. Cần phải thận trọng khi dùng chung thuốc Sterogyl với những loại thực phẩm khác, nhằm phát huy được những tác dụng của thuốc trong thời gian sử dụng.
Báo cáo cho các bác sĩ/ dược sĩ được biết về tình trạng sức khỏe hiện tại, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc Sterogyl. Tốt nhất hãy báo cáo với bác sĩ nếu như bạn đang gặp phải những tình trạng sức khỏe như:
- Bị sỏi Canxi
- Tăng hàm lượng Canxi huyết
- Tăng Canxi niệu
Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Sterogyl được không?
- Sterogyl có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong trường hợp cần thiết. Khi đó liều dùng khuyến cáo là 400-1000 UI Ergocalciferol (tương đương 1-2 giọt) mỗi ngày trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Chú ý nếu như sử dụng vào mùa đông hoặc trường hợp bệnh nhân ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không nên dùng liều cao và không nên sử dụng trong thời gian quá dài để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trên thai nhi.
- Đối với phụ nữ cho con bú, Sterogyl cũng có thể trong trường hợp cần thiết với liều dùng 400-1000 UI (tương đương 1-2 giọt) mỗi ngày vào mùa đông hoặc khi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Không nên dùng liều quá cao hoặc kéo dài do có thể gây ra các tác dụng phụ trên trẻ, đặc biệt là gây chậm phát triển xương, chậm tăng trưởng.

Dược lực học
Vai trò chính của vitamin là tác động trên ruột: làm tăng khả năng hấp thu canxi và các photphat và trên bộ xương: giúp cho sự khoáng hoá.
Dược động học
- Vitamin D được hấp thu ở ruột non theo cách thụ động, rồi tiếp vào hệ tuần hoàn theo đường bạch huyết, sáp nhập với các vi thể nhũ tráp.
- Sau khi hấp thu, vitamin D liên kết với một protein mang đặc hiệu và được chuyển đến gan để chuyển đổi thành 25-hydroxyvitamin D. Chất này liên kết với cùng protein mang và được chuyển đến thận để biến đổi dưới dạng chủ động 1,25-dihydroxyvitamin D.
- Các nơi tồn trữ chủ yếu là mô mỡ, các cơ, máu. Chất 25-hydroxyvitamin D gắn với protein mang là đại bộ phận chất dự trữ lưu thông của vitamin D. Thời gian bán hủy trong máu từ 15 đến 40 ngày.
- Sự bài tiết của vitamin D và các chất chuyển hoá được tiến hành bằng đường phân, dưới dạng biến đổi hoặc dưới dạng hoà tan trong nước (acid calcitroic, các dẫn xuất glycuro conjugué).
Bảo quản thuốc
- Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25 độ C, tránh ánh sáng.
Nguồn: Healthy ung thư
Bác sĩ Võ Lan Phương
Nguồn tham khảo:
Thuốc Sterogyl cập nhật ngày 09/09/2020:
https://www.ndrugs.com/?s=sterogyl
Thuốc Sterogyl cập nhật ngày 09/09/2020:
https://www.everydayhealth.com/drugs/ergocalciferol-vitamin-d2