Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết
5/5 - (1 bình chọn)

Các bệnh do giun và các loại kí sinh đường ruột rất phổ biến, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, tẩy giun đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh do giun gây ra và bảo vệ sức khỏe con người. Vậy uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết? Cách tẩy giun như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Những loại giun kí sinh thường gặp trong cơ thể

Giun đũa

Giun đũa được xem là loại giun có kích thước lớn nhất trong các loại giun ký sinh đường ruột. Giun đũa có tuổi thọ dao động từ 12 – 18 tháng.

Giun tóc

Giun tóc thường ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở manh tràng. Tuổi thọ của giun tóc khoảng 5 – 6 năm khi sống trong cơ thể người. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun tóc là khoảng 52%.

Giun móc/ Giun mỏ

Giun móc/ giun mỏ trưởng thành thường sống ở tá tràng, nếu nhiễm nhiều có thể thấy giun ký sinh ở cả phần đầu và giữa ruột non. Tuổi thọ của giun móc trưởng thành khoảng 10 – 15 năm, giun mỏ khoảng 5 – 10 năm.

Giun kim

Giun kim trưởng thành kí sinh ở ruột, giai đoạn đầu có thể ở ruột non sau chuyển xuống ký sinh ở đại tràng, manh tràng. Tuổi thọ của giun chỉ khoảng 2 tháng. Tỉ lệ nhiễm giun kim ở Việt Nam là 18-47%. Trẻ em từ 1-5 tuổi mắc giun kim nhiều nhất.

Giun chỉ

Giun chỉ kí sinh trong hạch bạch huyết, cuộn vào nhau như một mớ chỉ rối. Tuổi thọ của giun chỉ khoảng 5 – 15 năm. Tỉ lệ nhiễm giun chỉ ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Giun xoắn

Giun xoắn ký sinh ở ruột (niêm mạc ruột non, cũng có thể ở cả ruột già), ấu trùng giun xoắn ký sinh ở tổ chức cơ vân (cơ nhai, lưỡi, cơ ở vùng mắt, cơ hoành…).

Giun lươn

Giun lươn trưởng thành sống trong niêm mạc ruột. Ở những vùng nhiễm giun móc thường có tỉ lệ nhiễm giun lươn nhiều.

Tại sao cần tẩy giun định kì hàng năm?

  • Giun là một trong những loại ký sinh trùng gây ra rất nhiều bệnh lí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm các loại giun kí sinh như: giun đũa, giun tóc, giun kim… là do vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém.
  • Ngoài ra, việc ăn uống chưa hợp vệ sinh, thường xuyên sử dụng các thực phẩm không được nấu chín, uống nước bị ô nhiễm có lẫn trứng giun, thức ăn bị nhiễm bẩn do bụi và ruồi, nhặng, gián,… cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc bị nhiễm giun.
  • Hệ quả của việc nhiễm giun trong thời gian dài đó là sẽ gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi, suy dinh dưỡng nghiêm trọng…
  • Đặc biệt, phụ nữ trong thời kì mang thai nếu bị nhiễm giun sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Do đó, việc tẩy giun định kỳ hàng năm là vô cùng cần thiết cho mọi đối tượng và lứa tuổi.

Trường hợp nào không được dùng thuốc tẩy giun

Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đang cho con bú, đặc biệt là ba tháng đầu thai kỳ.

Một số lưu ý trước khi uống thuốc tẩy giun

Một số loại thuốc tẩy giun có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây khó chịu cho người sử dụng. Để hạn chế điều này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi uống thuốc tẩy giun bạn cần ăn nhẹ, hoặc uống thuốc sau bữa ăn để tránh cảm giác chán ăn, nôn nao.
  • Sau khi uống thuốc tẩy giun nếu bạn có những triệu chứng sau: buồn nôn, ngứa, mất ngủ, mệt mỏi, da xanh… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra.
  • Những người không được sử dụng thuốc tẩy giun: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất, thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy gan, nhiễm độc tủy xương.
  • Thuốc tẩy giun có thể ảnh hưởng và gây nguy hại cho thai nhi nên phụ nữ có ý định mang thai, cần uống thuốc tẩy giun ít nhất trước 4 tháng.

Uống thuốc tẩy giun vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

  • Các loại thuốc tẩy giun trước đây cần phải nhịn ăn hoặc phải sử dụng thuốc tẩy sổ để đào thải giun ra ngoài. Tuy nhiên, các loại thuốc tẩy giun thế hệ mới hiện nay đã khắc phục được điều đó.
  • Bạn có thể uống thuốc tẩy giun vào bất kì thời gian nào trong ngày. Nhưng tốt nhất để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Hoặc muốn thuốc tẩy giun phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ.
  • Một vấn đề cần lưu ý, đó là cơ chế hấp thu của mỗi loại thuốc có thể khác nhau. Một số loại thuốc sẽ hấp thu tốt khi có mặt chất béo như Albendazol, Mebendazol, Fugacar, Zentel… Trong trường hợp này, bạn nên uống thuốc sau bữa ăn để thuốc được hấp thu vào ruột tốt nhất.

Sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết

  • Mỗi loại thuốc lại có thời gian tác dụng khác nhau. Thông thường, sau khi uống thuốc từ 8-12 giờ thuốc sẽ có tác dụng bán thải. Và sau khi uống thuốc tẩy giun khoảng 24-72 giờ thì thuốc sẽ khiến giun chết. Đa số các thuốc tẩy giun trên thị trường đều có tác dụng nhanh và hiệu quả tẩy giun khá cao.
  • Bạn cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định để thuốc có tác dụng tốt nhất. Việc uống ít hơn liều chỉ định sẽ làm giảm tác dụng đáng kể. Tránh uống thuốc quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Nhận biết giun trong phân như thế nào?

Đôi khi bạn có thể nhìn thấy giun ở khu vực hậu môn, trên quần lót hoặc trong nhà vệ sinh. Trong phân, những con giun trông giống như những mảnh sợi bông trắng nhỏ. … Giun đực hiếm khi được nhìn thấy vì nó chỉ nằm trong ruột.

Nên tẩy giun thường xuyên không?

Trẻ em từ hai tuổi trở lên và người lớn nên được tẩy giun 6 tháng một lần. Sẽ là lý tưởng để cả gia đình cùng tẩy giun và có một ngày định sẵn để làm như vậy hai lần một năm. Hậu quả của việc không tẩy giun thường dẫn đến những trường hợp khó chịu của đau dạ dày và nôn mửa.

Những tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun

Nếu sau khi uống thuốc, có các triệu chứng khác thường như: buồn nôn, ngứa, mất ngủ, và sau khi tẩy giun người bệnh còn mệt mỏi, da xanh… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để cán bộ y tế thăm khám và có phác đồ điệu trị.

Tiêu chí lựa chọn thuốc tẩy giun

Việc tẩy giun là cần thiết và việc lựa chọn thuốc tẩy giun cũng rất quan trọng. Lựa chọn thuốc tẩy giun cần tuân thủ những tiêu chí sau:

  • Thuốc tẩy giun phù hợp với loại giun kí sinh. Với những loại giun kí sinh ở ruột như: giun đũa, giun móc, giun kim… thì cần chọn những loại thuốc tẩy giun có tác dụng điều trị tại chỗ. Có một số loại giun thì cần phải chọn thuốc có thể hấp thụ vào máu mới có tác dụng.
  • Chọn thuốc tẩy giun có ít tác dụng phụ. Một số loại thuốc tẩy giun có độc tố cao, có thể gây nên các tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, dị ứng… Do đó, lựa chọn thuốc tẩy giun an toàn để vừa mang hiệu quả điều trị, vừa đảm bảo sức khỏe của bạn.
  • Chọn thuốc tẩy giun có tác dụng tiêu diệt giun và khiến chúng bị phân hủy. Thuốc tẩy giun cần phải có cơ chế phá hủy cấu trúc định dạng tế bào làm lộ bề mặt phôi giun và ức chế không hồi phục hấp thu Glucose gây cạn kiệt dự trữ Glycogen ở giun. Từ đó giun sẽ không hấp thụ được Glucose và chúng sẽ tự thoái hóa và phân hủy. Sau đó, chúng được đào thải ra ngoài qua phân.

Nguồn tham khảo

Thuốc Fugacar cập nhật ngày 23/02/2021: https://www.drugs.com/international/fugacar.html

Thuốc Fugacar cập nhật ngày 23/02/2021: https://drugbank.vn/thuoc/Fugacar-%28tablet%29&VN-16500-13

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here